Dưới đây là khái niệm và cách tính GPA chi tiết dành cho học sinh - sinh viên đang có ý định nộp hồ sơ xin học bổng.Vậy điểm GPA có vai trò như thế nào trong việc xin học bổng. Hãy cùng tìm hiểu để nắm được thông tin rõ ràng cụ thể:
Dưới đây là khái niệm và cách tính GPA chi tiết dành cho học sinh - sinh viên đang có ý định nộp hồ sơ xin học bổng.Vậy điểm GPA có vai trò như thế nào trong việc xin học bổng. Hãy cùng tìm hiểu để nắm được thông tin rõ ràng cụ thể:
Có nhiều hệ thống chấm điểm dựa theo thang điểm GPA. Sử dụng các thang điểm khác nhau như: chữ cái, chữ số hay phần trăm. Dưới đây là một số thang điểm GPA được sử dụng phổ biến trên thế giới:
Thang điểm 10 (1 - 10): Việt Nam, Canada, Hà Lan, Colombia.
Thang điểm 4 (1 - 4): Việt Nam, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
Thang điểm chữ (A - F): Mỹ, Canada, Úc, Việt Nam, Thái Lan.
Thang điểm 5 (1 - 5): Đức, Áo, Nga.
Tỷ lệ phần trăm (%): Bỉ, Ba Lan, Mỹ.
Ở Việt Nam hiện nay hệ thống giáo dục nước ta chỉ có 3 thang điểm được dùng phổ biến là: thang điểm 10, thang điểm 4, thang điểm chữ.
Điểm GPA quá thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình xét tuyển hồ sơ du học và xin học bổng. Tùy mỗi trường mà yêu cầu về điểm GPA khác nhau, GPA càng cao, cơ hội apply vào các trường cũng như cơ hội xin học bổng càng cao.
Chính vì thế, bạn nên cố gắng học tập mỗi ngày để sở hữu bảng điểm đẹp. Tuy nhiên, ngoài điều kiện về điểm GPA, bạn còn phải đáp ứng những yêu cầu khác như chứng chỉ ngoại ngữ, tài chính, hoạt động ngoại khóa,....
Không nhất thiết lúc nào bạn cũng phải chuyển đội GPA sang hệ của Anh, Mỹ mà nên giữ nguyên hệ điểm 10 của Việt Nam sẽ có lợi hơn. Vì để đạt được GPA 3.0 ở Mỹ là rất khó trong khi bạn có thể giữ nguyên điểm 7.0- 7.9 của mình theo hệ Việt Nam sẽ thấy giá trị hơn.
Việc yêu cầu các điểm số đầu vào của du học sinh còn tùy thuộc vào từng trường và từng tỉnh bang; tuy nhiên để có cơ hội cao được nhận vào trường thì các bạn nên chuẩn bị số điểm như sau:
Thông thường những học sinh có GPA từ 7.0 trở lên sẽ có cơ hội nhận học bổng du học Hoa Kỳ. Mức điểm này với học sinh Việt Nam mà nói là không hề khó nếu không muốn nói là dễ như trở bàn tay đặc biệt với học sinh bậc phổ thông.
Với sinh viên đại học thì có phần khó khăn hơn một chút nhưng nếu lỡ không đạt được mức GPA này, ứng viên sẽ vẫn có cơ hội được nhận vào trường, có thể cân nhắc nhiều yếu tố khác để làm đẹp bảng thành tích của mình mà các trường thường nhắm đến như: khả năng lãnh đạo, thành tích nghiên cứu, đóng góp cho xã hội và cộng đồng, hay thành tích ngoại khóa.
Điểm trung bình tốt nghiệp (GPA) từ 6,5 – 7,0: Học bổng 20% học phí
Các suất học bổng vẫn có dành cho các bạn sinh viên có điểm phẩy từ 6,5. Tuy nhiên các suất học bổng này đa số nằm trong những gói học bổng tự động hoặc cần apply đơn giản mà trường đại học dành cho sinh viên Việt Nam.
Điểm GPA từ 7,0 – 8,0: Học bổng 25% – 50% học phí
Với số điểm cao hơn (7,0 – 8,0) bạn đã có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận học bổng rồi đấy. Điều cần đặc biệt chú ý với các bạn sinh viên khi có mức điểm GPA và nhắm đến mức học bổng này đó chính là bài luận săn học bổng và tóm tắt chiến lược hồ sơ thành tích cá nhân (học thuật và ngoại khoá).
Điểm GPA từ 8,0 trở lên: Học bổng 50% – 100% và toàn phần
GPA 8,0 là điểm số lí tưởng để bạn có thể “mơ” về các học bổng từ 50% trở lên nhé. Tuy nhiên, tới mức điểm này thì mức độ cạnh tranh học bổng là rất cao. Đặc biệt, với chuyên ngành Kinh tế thì mức cạnh tranh sẽ không chỉ ở điểm số của các bạn mà còn các thành tích khác nữa. Hoạt động ngoại khóa nổi trội (tham gia câu lạc bộ, khả năng lãnh đạo, các hoạt động từ thiện, …), nhưng nhớ là nên tập trung vào 1 vài hoạt động cụ thể, không nên tràn lan nhé.
Nhưng GPA chưa phải là yếu tố quyết định tất cả vì những trường đại học ở mỹ hay một số nước khác. Họ rất thích học sinh, sinh viên có sự năng nổ và linh hoạt trong quá trình tìm kiếm học bổng. Học sinh, sinh viên còn phải tham gia các hoạt dđọng ngoại khóa. Bên cạnh đó, tại một số trường đại học ở Mỹ còn kiểm tra đầu vào bằng các yếu tố như SAT, TOEFL, IELTS, GMAT, GRE, những bức thư tự giới thiệu về bản thân, kế hoạch tương lai, bài luận văn, kinh nghiệm của sinh viên.
Vấn đề điểm số luôn là một phần rất quan trọng trong hồ sơ xin học bổng của bạn. Mỗi chương trình học bổng lại có những quy định khác nhau về điểm số, những học bổng có tính cạnh tranh càng cao thì yêu cầu về điểm số lại càng cao
Như vậy các bạn đã biết GPA là gì rồi đấy, chúc các bạn có điểm số GPA thật là cao nhé
GPA không trọng số: Điểm trung bình được tính từ 0 - 4.0 theo thang điểm không trọng số.Điều này đồng nghĩa mức độ và tính chất của các khoá học không quan trọng. Điểm trong hồ sơ của bạn vẫn được tính là 4.0. Dù đã học lớp cơ bản hay lớp nâng cao.
GPA có trọng số: Phản ánh khách quan hơn trong quá trình học tập. Sử dụng thang điểm 0 - 5.0 .Điểm trung bình có trọng số có đề cập đến cấp độ ngôi trường mà bạn theo học. Có nghĩa là điểm A ở lớp dễ được tính là 4.0, nhưng điểm A ở lớp khó có thể sẽ là 5.0.
Cũng có một số trường có chấp nhận thang điểm 10 của Việt Nam. Vì vậy, nếu không có yêu cầu chuyển đổi, sinh viên nên giữ nguyên điểm của mình theo hệ 10 của Việt Nam thì có lợi hơn.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc điểm
cũng như chia sẻ cho bạn cách tính và cách quy đổi điểm GPA.
Hiểu rõ “điểm GPA là gì?”, chúng ta đã biết đây không chỉ là một con số, mà là một yếu tố quyết định quan trọng trong việc nhận học bổng và xin du học tại các quốc gia trên thế giới.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
GPA là điểm trung bình đánh giá sinh viên theo hệ thống giáo dục Mỹ. Cụ thể GPA là một chỉ số để đánh giá chất lượng học tập của học sinh hoặc sinh viên, ngoài ra các bạn chuyên săn học bổng để được đi du học tại các nước trên thế giới luôn nhắc đến từ GPA.
GPA là viết tắt của từ Grade Point Average, chính là chỉ số điểm trung bình dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên thuộc hệ thống giáo dục Mỹ.
Cụ thể GPA là một chỉ số để đánh giá chất lượng học tập của học sinh hoặc sinh viên. Chỉ số này sẽ được tính bằng cách, cộng các điểm trung bình của các môn học, rồi chia đều ra để lấy điểm số trung bình.
GPA được tính bằng cách cộng các điểm trung bình của tất cả các môn học và sau đó chia đều ra để được số trung bình. Ở Mỹ thường dùng các chữ cái A,B,C,D dùng để thể hiện kết quả học tập của học sinh và sinh viên.
Tùy theo chính sách của mỗi bậc học, trường học ở Việt Nam đều có cách tính điểm GPA khác nhau. Nhưng kết quả bạn có được, cho dù là số, chữ cái hay tỷ lệ phần trăm, thì đều tương đương với một điểm chất lượng nhất định.
Điểm trung bình môn ở các trường tại Việt Nam bao gồm: điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ và điểm kiểm tra cuối kỳ chia theo tỉ lệ là 1:3:6. Tỉ lệ này dao động phụ thuộc vào từng môn học.
Cách tính điểm GPA ở đại học có thể khác nhau, nhưng được tính theo công thức chung:
(∑Điểm trung bình môn * số tín chỉ) / Tổng số tín chỉ
(Điểm GPA ở đại học thường được làm tròn đến số thập phân thứ 4 theo quy tắc làm tròn số)
Ví dụ: Bạn học 3 học phần: Lập trình (2 tín chỉ), thiết kế web (3 tín chỉ) và Mạng căn bản (3 tín chỉ). Bạn đạt điểm tổng kết những môn học này là:
Lập trình - C (tương ứng 2 theo thang điểm 4)
Thiết kế web - B (tương ứng 3 theo thang điểm 4)
Mạng căn bản - A (tương ứng 4 theo thang điểm 4)
Nhân số điểm tương ứng với số tín chỉ ở mỗi học phần, bạn có 2 x 2 = 4 điểm Lập trình, 3 x 3 = 9 điểm Thiết kế web và 4 x 3 = 12 điểm Mạng cơ bản. Cộng lại bạn có 25 điểm. Với cách tính điểm GPA đại học, ta chia số điểm này cho tổng số tín chỉ của những học phần bạn đã học (2 + 2 + 3 = 7), từ đó có GPA của bạn: 25/7 là 3,57.
Cách tính điểm GPA của bậc trung học khác hẳn so với bậc đại học. Với các bạn đang học cấp 2 hoặc cấp 3 muốn đi du học thì lưu ý cách tính điểm GPA ở dưới đây:
(∑Điểm trung bình mỗi năm) / Số năm học (bậc THCS ở Việt Nam có 4 năm, bậc THPT ở Việt Nam có 3 năm)
(Điểm GPA ở bậc trung học được làm tròn đến số thập phân thứ 1 theo quy tắc làm tròn số)
Ví dụ: Nếu điểm tổng kết trong 3 năm THPT của bạn là 8.0 – 8.3 – 8.8 thì từ công thức ta có: GPA = ( 8.0 + 8.3 + 8.8) / 3 = 8.3. Như vậy GPA của bạn là 8.3 nếu xét theo thang điểm 10.