Ý Nghĩa Học Lịch Sử Đảng

Ý Nghĩa Học Lịch Sử Đảng

Luyện tập 2 trang 9 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Học lịch sử có ý nghĩa như thế nào?

Luyện tập 2 trang 9 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Học lịch sử có ý nghĩa như thế nào?

công dụng và đặc điểm nhận biết

Hổ phách có công dụng chữa bệnh nhưng ngày nay được sử dụng chủ yếu trong đồ trang sức. Nó đã được làm giả bằng nhựa tổng hợp, thủy tinh và nhựa. Hổ phách có mật độ rất thấp. Một thử nghiệm xác thực để biết bạn có một miếng hổ phách “chính hãng” hay không là cho nó vào dung dịch nước và muối nhà bếp. Đây là một thử nghiệm phổ biến để kiểm tra hổ phách vì nhựa sẽ chìm xuống và hổ phách sẽ nổi. Một loại hổ phách thường gặp được gọi là “hổ phách nhân tạo”, trong đó các mảnh hổ phách nhỏ được nén dưới nhiệt để tạo thành một mảnh lớn hơn.

Hổ phách mềm và bắt đầu phân hủy ở 150 độ F và tỏa ra mùi hương như nhựa của cây thông. Nó đã được sử dụng ở phương Tây, thế giới Ả Rập và Viễn Đông, cho các mặt hàng chạm khắc, tượng nhỏ, ống điếu, trâm cài, chai nước hoa và hộp đựng thuốc lá. Hổ phách được cho là mang lại sức mạnh tinh thần và cảm xúc và rất bình tĩnh. Có thể làm sạch miếng hổ phách bằng nước ấm và khăn mềm. Bạn có thể dùng vải để thoa dầu ô liu lên đó để phục hồi lớp đánh bóng. Không bao giờ sử dụng chất tẩy rửa siêu sạch hoặc hơi nước để làm sạch hổ phách, vì nó sẽ bị vỡ. Ngoài ra, không bao giờ để hổ phách dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc bất kỳ nơi nào có thể tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc hóa chất, vì lớp hoàn thiện của nó sẽ bị xỉn màu.

Tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 14/2012/QH13 – Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ra đời đã quy định và khẳng định hơn nữa quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tại Điều 8 của Luật quy định: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục đích của ngày này là nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân và doanh nhân.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 40 quốc gia tổ chức “Ngày Pháp luật” hay Ngày Hiến pháp như một ngày hội hằng năm để kỷ niệm ngày ký, ngày ban hành Hiến pháp của nước mình.

Ở nước ta, theo quy định tại Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20/6/2012 thì: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Việc Quốc hội lựa chọn ngày 9/11 là ngày pháp luật vì vào ngày này cách đây 75 năm, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta – Hiến pháp năm 1946. Đây là một sự kiện chính trị-pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mở đầu con đường phát triển mới của lịch sử lập hiến của đất nước. Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có thêm 4 Hiến pháp (1959, 1980, 1992, 2013), những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta.

Chính vì vậy, mục đích, ý nghĩa quan trọng của Ngày Pháp luật là để nhân dân thể hiện tinh thần tôn vinh các giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến pháp, pháp luật trong cuộc sống của mỗi con người và trong sự phát triển của quốc gia, sự hưng thịnh của dân tộc, đồng thời qua đó làm cho tinh thần thượng tôn pháp luật thực sự thấm sâu vào ý thức, hành vi, hoạt động của mọi người dân, của cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.

Thứ nhất, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật: Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó lan tỏa sâu rộng để tất cả các ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật.

Thứ hai, xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật: Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền – lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các loại lợi ích trong xã hội. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật; xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân.

Thứ ba, đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước: Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hoá; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình thành con người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân:

Thứ năm, hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý: Văn hóa pháp luật rất hiện hữu, được thể hiện hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, cá nhân và xã hội, trong nội dung, thực hành, áp dụng Hiến pháp, pháp luật, trong tất cả những vấn đề liên quan đến con người, quyền, tự do, trách nhiệm của con người. Để hình thành nền văn hóa pháp luật, cần phải xây dựng lối sống tôn trọng pháp luật. Lối sống theo pháp luật thể hiện một trạng thái thường xuyên, thường ngày, được tạo lập từ các ứng xử theo pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh; không đơn thuần chỉ là một hành động nhất thời mà trở thành thói quen. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể Nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hướng dẫn hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 2023

Thực hiện  Văn  bản số 3787/HĐPH-NCKS ngày 29/9/2023 của Hội đồng phối  hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Phú Thọ về việc hướng dẫn hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật  huyện Lâm Thao đã có văn bản đề nghị các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự  nghiệp, các ban, ngành, đoàn thể huyện; các đơn vị, doanh nghiệp, trường học, UBND các xã, thị trấn triển khai các  hoạt  động  hưởng  ứng  thiết  thực  tại  cơ  sở  bằng  những hình  thức phù hợp, cụ  thể: đẩy  mạnh thông tin pháp  luật, phổ biến giáo dục pháp luật trên các  phương  tiện thông tin  đại chúng, Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng xã  hội; thông qua  cuộc thi tìm hiểu pháp luật,  tọa đàm giao lưu, đối thoại chính sách, pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hoạt động thanh niên tình nguyện, giáo dục pháp luật ngoại khóa...Phát động phong trào thi  đua hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028.

Theo đó, Tập trung  phổ  biến chính sách, pháp  luật,  hỗ  trợ tháo  gỡ khó  khăn cho người dân, doanh nghiệp; các luật, pháp lệnh,  văn  bản  mới  được thông qua  năm 2022 và năm 2023; các quy định có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh,  quyền và  lợi ích  hợp pháp  của  người dân, doanh  nghiệp; pháp  luật  về phòng,  chống tham  nhũng, tiêu  cực, lãng phí;  quốc phòng và an ninh; công tác thu  hồi tài  sản bị  thất thoát, chiếm  đoạt trong các  vụ án hình sự  về tham  nhũng, kinh tế; phòng,  chống  tội  phạm; dân  chủ  ở  cơ  sở;  dịch  bệnh, thiên tai, phòng cháy  chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường; kỷ luật, kỷ cương hành  chính trong thi hành công  vụ;  đơn  giản hóa  thủ  tục hành chính, phát  triển  ứng dụng  dữ  liệu  về dân  cư,  định danh và xác  thực  điện  tử  phục  vụ  chuyển  đổi  số quốc gia; các  vấn  đề  dư  luận xã  hội quan tâm  hoặc  cần  định  hướng  dư  luận xã  hội…; thông tin  về  hoạt động  điều tra, truy  tố, xét xử, thi hành án; các điều  ước quốc  tế mà  Việt Nam là thành viên, các  thỏa  thuận  quốc  tế liên quan  trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, trọng tâm là các  điều  ước quốc tế về nhân quyền, các Hiệp định Thương  mại  tự do, các  thỏa  thuận  với các nước có chung  đường biên giới...; Tăng cường công tác truyền thông dự thảo chính sách thuộc phạm vi của Đề án  “Tổ  chức  truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã  hội trong quá  trình  xây  dựng  văn  bản quy  phạm pháp  luật giai  đoạn 2022-2027”;  trong  Chương trình xây  dựng  luật, pháp  lệnh  năm 2023, chương trình công tác năm 2023 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là các dự án Luật có vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trường thuận lợi cho  đầu tư, kinh doanh, bảo đảm quyền lợi của người dân, doanh nghiệp như: dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); 2 dự  thảo  Luật Kinh doanh bất  động  sản  (sửa  đổi);  dự  thảo  Luật Nhà ở  (sửa  đổi); dự  thảo  Luật  Bảo  hiểm xã  hội  (sửa  đổi);  dự  thảo  Luật  bảo  vệ  quyền  lợi  người tiêu dùng  (sửa  đổi);  dự  thảo  Luật Công  chứng  (sửa  đổi)...và các  dự  thảo chính  sách có tác động lớn đến xã hội. Đấu tranh  phản bác các quan  điểm sai trái, xuyên  tạc  mục  đích, ý  nghĩa của Ngày Pháp luật  Việt Nam; xuyên tạc  nội dung các Luật  đang có hiệu  lực thi  hành và trong quá trình  Quốc  hội  thảo  luận cho ý  kiến  đối  với các  dự án  Luật, nhất là những dự án Luật có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống Nhân dân. Gắn hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam với tổng kết 10 năm triển khai  thi hành Hiến pháp 2013, tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở. Thông tin,  phản ánh, tôn vinh  gương  người  tốt  việc  tốt,  điển hình trong  xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật. Việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam phù hợp, hiệu quả, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, trọng tâm là triển khai các hoạt động hưởng ứng thiết thực tại cơ sở bằng những hình thức phù hợp. Công văn cũng nhấn mạnh các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam cần tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm, đặc biệt tập trung vào 02 tháng (tháng 10, 11/2023), cao điểm từ ngày 01/11 đến 18/11/2023.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có thể tham khảo và lựa chọn một số khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến về Ngày Pháp luật Việt Nam phù hợp với nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, cụ thể:

Sống và làm  việc theo pháp  luật là  việc làm  thiết  thực  hưởng  ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tích  cực  hưởng  ứng Ngày Pháp  luật  nước  Cộng hòa xã  hội  chủ  nghĩa Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật.

Đẩy mạnh truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận, nâng cao  hiệu quả, hiệu lực trong việc thực thi pháp luật.

Tăng  cường  năng  lực  phản  ứng chính sách trong quá trình  tổ  chức thi hành pháp luật tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Chủ động tìm hiểu, gương mẫu tuân theo Hiến pháp và pháp luật là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Hiểu  biết và  chấp hành pháp  luật là  bảo  vệ chính mình và  cộng  đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, tăng cường khả năng tiếp cận pháp  luật của người dân, doanh nghiệp.

Nâng cao  chất  lượng công tác xây  dựng và  tổ  chức thi hành pháp  luật góp phần tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh.

Tích  cực  cải cách  hành  chính,  phát  triển  ứng  dụng  dữ  liệu  về dân  cư, giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật góp phần giải phóng nguồn lực, đồng hành  cùng người dân, doanh nghiệp.

Thực hiện tốt công tác truyền thông, phản ứng chính sách trong quá trình xây  dựng  văn  bản quy  phạm pháp  luật, góp  phần  hỗ  trợ  hiệu  quả cho  sản  xuất, kinh doanh…