Trường Đại Học Huflit Tiếng Anh

Trường Đại Học Huflit Tiếng Anh

Melde dich an, um fortzufahren.

Melde dich an, um fortzufahren.

IV. Học phí Trường Đại Học Ngoại Ngữ – Tin Học (HUFLIT) TP.HCM năm 2019

Năm 2019, mức học phí cụ thể của Trường Đại Học Ngoại Ngữ – Tin Học (HUFLIT) TP.HCM được quy định như sau:

V. Một số lưu ý về chính sách học phí của HUFLIT

Một số lưu ý dành cho bạn về chính sách học phí của Trường Đại Học Ngoại Ngữ – Tin Học (HUFLIT) TP.HCM:

Trên đây là toàn bộ thông tin về mức học phí HUFLIT qua các năm. JobTest hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn tìm được ngôi trường lý tưởng cho bản thân.

Thay vì để sinh viên tự học, nhiều trường đưa ra lộ trình hoàn thành chuẩn ngoại ngữ đầu ra cho sinh viên, phần lớn là tiếng Anh.

Theo danh sách được trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố, đợt công nhận tốt nghiệp tháng 12/2022 của trường có khoảng 400 trong tổng số 723 sinh viên không thể tốt nghiệp vì không đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh.

Cũng với lý do tương tự, tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM), TS Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng, cho hay mỗi khóa chỉ có khoảng 50-60% sinh viên tốt nghiệp đúng thời hạn. Còn tại trường Đại học Sư phạm TP HCM, dù không tiết lộ số liệu cụ thể, TS Quách Thanh Hải, Trưởng phòng Đào tạo, thông tin rằng trong số những sinh viên không tốt nghiệp đúng hạn, nguyên nhân lớn nhất vẫn là không đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ.

Sinh viên trường Đại học Công nghệ TP HCM (Hutech) làm thủ tục nhập học sáng 17/9/2022. Ảnh: Thanh Tùng

Để khắc phục, TS Quách Thanh Hải cho biết trong chương trình đào tạo mới của trường, sinh viên chính quy có hai học phần tiếng Anh bắt buộc, chú trọng vào kỹ năng giao tiếp, nghe, nói, đọc. Trường xác định nhu cầu cơ bản của sinh viên kỹ thuật khi ra trường là cần giao tiếp trước khi tính đến các kỹ năng chuyên sâu khác. Hai học phần tiếng Anh tổng cộng 8 tín chỉ, được đánh giá không đạt hoặc đạt, không tính vào điểm trung bình khóa học và sinh viên được khuyến khích hoàn thành ngay từ năm thứ nhất, năm thứ hai. Hiện hai học phần này được miễn phí, nhưng nếu không đạt, sinh viên học lại sẽ phải đóng tiền.

Đưa tiếng Anh thành học phần bắt buộc cũng là cách nhiều trường đại học đang áp dụng, thu học phí theo tín chỉ, tùy quy định của từng trường.

Đại học Quốc gia Hà Nội đã thay đổi quy định về việc dạy học ngoại ngữ, theo Quy chế đào tạo bậc đại học được ban hành cuối năm 2022. Quy chế mới yêu cầu sinh viên cần đạt chuẩn đầu ra trình độ tương đương bậc 3 hoặc bậc 4 tùy vào chương trình đào tạo, theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Trong đó, học phần ngoại ngữ được quy định bắt buộc. Sinh viên phải học lấy điểm tích lũy và được tính vào điểm trung bình chung toàn khóa.

Điều này ngược lại với quy chế năm 2014 khi ngoại ngữ được xem là học phần điều kiện, không tính vào điểm trung bình chung. Sinh viên có thể tự tích lũy bằng cách học ở trường hoặc bên ngoài, miễn là có chứng minh đạt yêu cầu khi xét tốt nghiệp.

Tương tự, trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP HCM) cũng đặt ra lộ trình đào tạo tiếng Anh theo từng năm thay vì để sinh viên tự "bơi" như trước đây. TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, cho hay trước đây trường không bắt buộc sinh viên phải học tiếng Anh trong trường mà chỉ có những kỳ kiểm tra nội bộ để sinh viên tự đánh giá và điều chỉnh, tiến độ học tập phụ thuộc hoàn toàn vào sự tự giác của sinh viên. Sau một thời gian, trường nhận thấy nhiều em không có khả năng tự học, không đạt chuẩn ngoại ngữ, ảnh hưởng đến việc tốt nghiệp. Do đó, từ khóa 2022, trường thử nghiệm đưa tiếng Anh thành học phần bắt buộc. Sau khi nhập học, sinh viên trải qua một bài kiểm tra ngoại ngữ của trường, nếu có năng lực khá trở lên thì được tự chọn lộ trình học tiếng Anh của mình. Ngược lại, sinh viên có kết quả thấp bắt buộc phải tham gia lớp học tiếng Anh trong trường.

Chương trình đào tạo chính quy có bốn học phần tiếng Anh. Hết năm thứ nhất, sinh viên phải hoàn thành học phần 1. Học phần 2, 3 được hoàn thành trong năm thứ hai. Đến năm ba, sinh viên hoàn thiện học phần 4. Đạt bốn học phần, sinh viên đã tiệm cận chuẩn đầu ra tiếng Anh của trường là Toeic 650, theo ông Thắng.

Từ nhiều năm nay, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM) quy định sinh viên phải tạm dừng học tập, không được đăng ký các học phần tiếp theo nếu hết năm thứ hai chưa đạt trình độ ngoại ngữ A2 theo khung tham chiếu châu Âu.

Phó hiệu trưởng Phạm Tấn Hạ cho biết trường quy định ngoại ngữ là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo cho sinh viên hệ chính quy. Sau khi nhập học, tân sinh viên được khảo sát trình độ ngoại ngữ. Trừ những trường hợp khả năng ngoại ngữ tốt, gần đạt chuẩn đầu ra của trường, sẽ được miễn. Các sinh viên còn lại phải tham gia học ngoại ngữ không chuyên và tham dự kỳ kiểm tra trình độ cuối kỳ. Học phần tiếng Anh không chuyên của Nhân văn khoảng 10 tín chỉ, tùy trình độ sinh viên, học phí khoảng 1,8 triệu đồng.

"Đây là một cách nhằm kiểm soát quá trình học ngoại ngữ để đạt chuẩn đầu ra của sinh viên. Nếu cứ thả nổi, với nhiều lý do, những sinh viên yếu ngoại ngữ khó đảm bảo chuẩn đầu ra đúng hạn", TS Hạ nói, cho biết ngay từ khi nhập học, sinh viên được phổ biến quy định này và được cảnh báo phải có lộ trình học ngoại ngữ nghiêm túc nếu muốn tốt nghiệp đúng hạn.

Lê Thanh Phong, sinh viên khóa 2021 của trường Đại học Bách khoa chọn tự tích lũy khả năng tiếng Anh bằng cách học ở trung tâm bên ngoài vì thoải mái hơn. Tuy nhiên, sau mỗi năm học, Phong phải báo cáo về trường trình độ hoặc các chứng chỉ đạt được, ít nhất phải tương đương với kết quả các học phần tiếng Anh trong trường. Hết năm hai, Phong phải đạt TOEIC 550. "Em cảm thấy có định hướng, lộ trình rõ ràng hơn khi trường yêu cầu từng nấc thang trình độ tiếng Anh qua mỗi năm", Phong nói.

Ngược lại, Thanh Hà, sinh viên năm cuối trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cho rằng quy định không cho phép đăng ký học phần năm ba nếu chưa đạt chuẩn ngoại ngữ không chuyên vào cuối năm hai của trường có phần gây khó cho người học.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuẩn đầu ra ngoại ngữ được xác định theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ban hành từ năm 2016. Trong đó, yêu cầu với người có bằng đại học là năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, tương đương trình độ B1 theo khung châu Âu. Các ngoại ngữ đang được áp dụng hiện nay là tiếng Anh, Trung, Pháp, Đức, Nhật, Hàn, Nga, tùy trường. Có đại học chỉ quy định chuẩn đầu ra duy nhất bằng tiếng Anh. B1 là mức tối thiểu được đa số đại học chấp nhận, nhưng cũng có trường yêu cầu mức cao hơn. Sinh viên cần thi chứng chỉ ngoại ngữ để làm minh chứng, nộp cho trường khi xét tốt nghiệp. Lệ phí thi các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến như TOEIC, TOEFL, APTIS, VSTEP hiện khoảng 1 - 4,6 triệu đồng một lượt. Các chứng chỉ ngoại ngữ khác có lệ phí thấp hơn, khoảng 400 - 900.000 đồng.

Thông thường, sinh viên tập trung thi chứng chỉ vào năm cuối do nhiều chứng chỉ có thời hạn hai năm. Tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, ông Quách Thanh Hải cho biết khuyến khích sinh viên hoàn thành và nộp về trường từ sớm, không cần chờ đến lúc xét tốt nghiệp. Theo ông Hải, hai năm học cuối, cường độ học tập của sinh viên khối ngành kỹ thuật rất cao, lịch đồ án, luận văn dày đặc và nặng. Nhiều sinh viên khó đảm bảo giữa việc học tập ở trường và ôn luyện, thi chứng chỉ ngoại ngữ, dẫn đến tốt nghiệp trễ.

"Nhà trường quan niệm chuẩn ngoại ngữ không phải chỉ để xét tốt nghiệp, mà quan trọng là ứng dụng trong quá trình học. Các bạn sinh viên giỏi ngoại ngữ có thể đọc, sử dụng các tài liệu, nghiên cứu quốc tế. Trường xem như các bạn đã đạt chuẩn đầu ra ngay từ khi nộp chứng chỉ", TS Hải lý giải.