Quảng bá doanh nghiệp với Infocom! Tối ưu SEO, tiếp cận hàng triệu KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC. Gọi ngay 0587.353.747 để được tư vấn!
Quảng bá doanh nghiệp với Infocom! Tối ưu SEO, tiếp cận hàng triệu KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC. Gọi ngay 0587.353.747 để được tư vấn!
Trên thực tế, nhu cầu giải quyết các vấn đề vướng mắc tại Công an phường Võ Cường luôn rất lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm rõ và tự mình thực hiện thủ tục pháp lý tại đây. Hãy để Luật Quang Huy giúp bạn tháo gỡ vướng mắc này. Các dịch vụ Luật sư hỗ trợ tại cơ quan này cụ thể như sau:
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhất về Công an phường Võ Cường – thành phố Bắc Ninh mà chúng tôi cung cấp đến bạn. Nếu có bất kỳ vướng mắc gì, bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006706 của Luật Quang Huy để được giải đáp cụ thể.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
______________________________________________
Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2007
Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Phong,
huyện Quế Võ, huyện Tiên Du để mở rộng thành phố Bắc Ninh;
thành lập phường Võ Cường thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh,
Điều 1. Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Phong, huyện Quế Võ, huyện Tiên Du để mở rộng thành phố Bắc Ninh; thành lập phường Võ Cường thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh như sau:
1. Điều chỉnh 1.963,45 ha diện tích tự nhiên và 27.244 nhân khẩu của huyện Yên Phong (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Hoà Long, Vạn An, Khúc Xuyên, Phong Khê); 2.190,45 ha diện tích tự nhiên và 18.155 nhân khẩu của huyện Quế Võ (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Kim Chân, Vân Dương, Nam Sơn); 1.240,29 ha diện tích tự nhiên và 14.783 nhân khẩu của huyện Tiên Du (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Khắc Niệm và xã Hạp Lĩnh) về thành phố Bắc Ninh quản lý.
2. Thành lập phường Võ Cường thuộc thành phố Bắc Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Võ Cường.
Phường Võ Cường có 795,36 ha diện tích tự nhiên và 14.998 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Võ Cường: Đông giáp phường Đại Phúc và xã Khắc Niệm; Tây giáp xã Phong Khê; Nam giáp xã Liên Bão; Bắc giáp phường Ninh Xá, phường Kinh Bắc và xã Khúc Xuyên.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính:
Thành phố Bắc Ninh có 8.028,19 ha diện tích tự nhiên và 150.331 nhân khẩu, có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc, Võ Cường và các xã: Kim Chân, Vân Dương, Nam Sơn, Hạp Lĩnh, Khắc Niệm, Phong Khê, Khúc Xuyên, Vạn An, Hoà Long.
Địa giới hành chính thành phố Bắc Ninh: Đông giáp huyện Quế Võ; Tây giáp huyện Tiên Du; Nam giáp huyện Tiên Du; Bắc giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Huyện Yên Phong còn lại 9.520,55 ha diện tích tự nhiên và 121.860 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Dũng Liệt, Hoà Tiến, Tam Giang, Tam Đa, Yên Trung, Đông Tiến, Thuỵ Hoà, Yên Phụ, Đông Phong, Long Châu, Trung Nghĩa, Văn Môn, Đông Thọ và thị trấn Chờ.
Huyện Quế Võ còn lại 14.905,55 ha diện tích tự nhiên và 140.022 nhân khẩu, có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Việt Thống, Đại Xuân, Nhân Hoà, Bằng An, Quế Tân, Phù Lương, Phượng Mao, Việt Hùng, Phù Lãng, Ngọc Xá, Châu Phong, Cách Bi, Yên Giả, Đào Viên, Bồng Lai, Mộ Đạo, Đức Long, Chi Lăng, Hán Quảng, Phương Liễu và thị trấn Phố Mới.
Huyện Tiên Du còn lại 9.620,71 ha diện tích tự nhiên và 119.721 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Phú Lâm, Nội Duệ, Liên Bão, Lạc Vệ, Hiên Vân, Việt Đoàn, Hoàn Sơn, Phật Tích, Đại Đồng, Minh Đạo, Tri Phương, Cảnh Hưng, Tân Chi và thị trấn Lim.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- Các Bộ: Nội vụ, Công an, Quốc phòng,
Tài nguyên và Môi trường, Tài chính,
Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư;
- Tổng cục Thống kế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư);
- Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ: ĐP, TCCB, TH, Công báo;
Bắc Ninh là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía bắc tỉnh Bắc Ninh, có vị trí địa lý:
Thành phố Bắc Ninh có diện tích 82,64 km², dân số quy đổi tính đến ngày 31/12/2022 là 288.766 người,[3] mật độ dân số đạt 3.481 người/km².
Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía nam sông Cầu, phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km về phía nam, cách thành phố Bắc Giang 20 km về phía bắc có diện tích 82,64 km², là đầu mối quan trọng giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, trên hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, nằm trong tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Thành phố Bắc Ninh có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 17 phường: Đại Phúc, Đáp Cầu, Hạp Lĩnh, Hòa Long, Khắc Niệm, Khúc Xuyên, Kim Chân, Kinh Bắc, Nam Sơn, Phong Khê, Suối Hoa, Thị Cầu, Tiền Ninh Vệ, Vạn An, Vân Dương, Võ Cường, Vũ Ninh.
Hiện nay, Bắc Ninh là 1 trong 7 thành phố trực thuộc tỉnh không có xã trực thuộc (cùng với Dĩ An, Đông Hà, Sóc Trăng, Thủ Dầu Một, Từ Sơn và Vĩnh Long).
Ngày 14 tháng 4 năm 1948, Chủ tịch Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 162/SL[5] về việc:
Năm 1962, hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc, thị xã Bắc Ninh thuộc tỉnh Hà Bắc.
Sau năm 1975, thị xã Bắc Ninh có 5 phường: Đáp Cầu, Ninh Xá, Thị Cầu, Tiền An, Vệ An và 2 xã: Kinh Bắc, Vũ Ninh.
Ngày 3 tháng 5 năm 1985, xã Đại Phúc của huyện Quế Võ (nay là thị xã Quế Võ) và xã Võ Cường của huyện Tiên Sơn (nay là huyện Tiên Du và thành phố Từ Sơn) được sáp nhập vào thị xã Bắc Ninh.[6]
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 10 phê chuẩn về việc tách và thành lập một số tỉnh. Theo đó, tỉnh Bắc Ninh được tái lập, thị xã Bắc Ninh là tỉnh lỵ tỉnh Bắc Ninh.[7]
Ngày 8 tháng 4 năm 2002, thành lập phường Suối Hoa trên cơ sở 48,87 ha diện tích đất tự nhiên và 1.405 người của xã Vũ Ninh; 16,98 ha diện tích đất tự nhiên và 2.649 người của xã Đại Phúc, 52,65 ha diện tích đất tự nhiên của xã Kinh Bắc.[8]
Ngày 25 tháng 8 năm 2003, thành lập 3 phường Vũ Ninh, Kinh Bắc và Đại Phúc trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 3 xã tương ứng.[9]
Ngày 11 tháng 5 năm 2005, thị xã Bắc Ninh được công nhận là đô thị loại III.[10]
Cuối năm 2005, thị xã Bắc Ninh có 9 phường: Đại Phúc, Đáp Cầu, Kinh Bắc, Ninh Xá, Suối Hoa, Thị Cầu, Tiền An, Vệ An, Vũ Ninh và 1 xã Võ Cường.
Ngày 26 tháng 1 năm 2006, Chính phủ ban hành nghị định thành lập thành phố Bắc Ninh thuộc tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Bắc Ninh, với 9 phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc và 1 xã: Võ Cường, với tổng diện tích 23,34 km², dân số là 121.028 người.[1]
Ngày 9 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới thành phố Bắc Ninh. Theo đó, sáp nhập 9 xã: Kim Chân, Vân Dương, Nam Sơn (thuộc huyện Quế Võ), Hạp Lĩnh, Khắc Niệm (thuộc huyện Tiên Du), Phong Khê, Khúc Xuyên, Vạn An, Hòa Long (thuộc huyện Yên Phong) vào thành phố Bắc Ninh và thành lập phường Võ Cường thuộc thành phố Bắc Ninh. Thành phố có 10 phường và 9 xã, với tổng diện tích 80,28 km², dân số là 150.331 người.[11]
Ngày 5 tháng 2 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP thành lập các phường Vân Dương, Vạn An, Hạp Lĩnh từ các xã có tên tương ứng, thành phố Bắc Ninh có 13 phường và 6 xã.[12]
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 137/NQ-CP thành lập các phường Khắc Niệm, Khúc Xuyên và Phong Khê từ các xã có tên tương ứng, thành phố Bắc Ninh thành 16 phường và 3 xã.[13]
Ngày 25 tháng 6 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1044/QĐ-TTg công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại II.[14]
Ngày 25 tháng 12 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2088/QĐ-TTg công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại I thuộc tỉnh Bắc Ninh.[2]
Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 787/NQ-UBTVQH14 chuyển 3 xã: Hòa Long, Kim Chân, Nam Sơn thành 3 phường có tên tương ứng (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019).[15]
Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1255/NQ-UBTVQH15[16] về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023–2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2024). Theo đó, thành lập phường Tiền Ninh Vệ trên cơ sở 3 phường: Tiền An, Ninh Xá, Vệ An.
Thành phố Bắc Ninh có 17 phường trực thuộc như hiện nay.
Thành phố Bắc Ninh có cơ cấu kinh tế những năm qua chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng đạt trên 99%.
Năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) ước đạt 36.834,8 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2016, chiếm 30,1% GRDP toàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,2%/năm. Cơ cấu chuyển dịch tích cực theo hướng kinh tế đô thị: Thương mại - dịch vụ chiếm 52,6%, công nghiệp - xây dựng chiếm 46,6%, nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 0,8%.
Thương mại - dịch vụ phát triển mạnh, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023 ước đạt 40.725 tỷ đồng, tăng 11,5% so với 2022
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2020 ước đạt 123.772 tỷ đồng (vượt 24.772 tỷ đồng so với kế hoạch), gấp 1,75 lần năm 2016; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,3%/năm.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước thực hiện 5.788 tỷ đồng. Thu nội địa năm 2020 gấp 2,7 lần so với năm 2016, tốc độ tăng thu bình quân là 30,4%/năm. Thu từ tiền sử dụng đất 5 năm ước đạt 3.904 tỷ đồng, chiếm 34% tổng thu nội địa. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2020 ước thực hiện 2.314 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 14,2%/năm.
Hiện thành phố Bắc Ninh có 2 khu công nghiệp tập trung và 5 cụm công nghiệp, làng nghề. Thương mại – dịch vụ phát triển sôi động, nhất là dịch vụ tài chính, đào tạo, y tế, lưu trú, ăn uống,... Thành phố được quy hoạch khá đồng bộ, bài bản theo hướng hiện đại, bền vững và đô thị thông minh, giàu bản sắc văn hóa; đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Qua 20 năm sau khi tái lập tỉnh, kinh tế thành phố đã phát triển vượt bậc, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng một cách đồng bộ, hoàn chỉnh cùng với cơ sở chính sách thông thoáng của tỉnh, kết hợp với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, hệ thống giao thông đầu mối, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí phát triển, cơ sở hạ tầng kinh tế, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của đô thị Bắc Ninh đã cơ bản hoàn thiện, đời sống kinh tế và tinh thần của người dân được nâng cao; diện mạo đô thị đã có bước thay đổi đáng kể, thành phố Bắc Ninh đã và đang trở thành điểm hấp dẫn thu hút đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khẳng định vai trò vị thế đô thị trung tâm của tỉnh Bắc Ninh và vùng thủ đô Hà Nội.
Công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị - nông thôn được triển khai tích cực, nhiều tuyến đường giao thông kết nối nội ngoại thành, các tuyến đường trung tâm được xây dựng mới và nâng cấp; nhiều dự án khu đô thị với quy mô lớn được đầu tư và đưa vào sử dụng như: Vũ Ninh - Kinh Bắc, Hòa Long - Kinh Bắc, Hồ Ngọc Lân III; Khu đô thị mới đường Lê Thái Tổ (khu HUD); Khu đô thị mới Bắc đường Kinh Dương Vương (phường Vũ Ninh); Khu đô thị mới Nam Võ Cường (phường Võ Cường); Khu đô thị Himlam Greenpark (phường Đại Phúc),..
Thành phố Bắc Ninh có 192 di tích lịch sử, văn hóa; trong đó có 87 di tích được xếp hạng (41 di tích cấp quốc gia, 47 di tích cấp tỉnh).
Đường bộ có Quốc lộ 1, Quốc lộ 18, Quốc lộ 38, Đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, Đường cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long chạy qua, đường sắt có đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, đường sắt Yên Viên - Cái Lân chạy qua, đường thủy có sông Cầu chảy qua.
Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, thủy nội địa thuận lợi cho việc sản xuất, lưu thông hàng hóa và thu hút đầu tư trên các lĩnh vực thương mại – dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, theo hướng công nghệ cao và phát triển du lịch.
Chiều về: ... - QL.18 - Cầu Ngà - Chân cầu Đại Phúc - Trần Hưng Đạo - Lý Thái Tổ - 294 Nguyễn Trãi (thành phố Bắc Ninh) - QL.1 - QL.18 -...
Phường Võ Cường ở phía Tây Nam Thành phố Bắc Ninh, phía Bắc giáp với phường Ninh Xá, phường Kinh Bắc, phía Đông giáp phường Đại Phúc, phía Nam giáp xã Khắc Niệm, Thị Trấn Lim Thị trấn Lim (huyện Tiên Du), phía Tây Bắc giáp phường Phong Khê. Phường Võ Cường có diện tích tự nhiên 7,957 km², dân số 21.598 nhân khẩu với 5.472 hộ. Phường Võ Cường là một trong 19 đơn vị xã, phường thuộc Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp đã chuyển đổi sang đất đô thị, song diện tích đất sản xuất nông nghiệp của phường vẫn còn khá lớn tập trung ở 02 khu Xuân Ổ A, Xuân Ổ B và các khu còn lại với gần 300 đất canh tác.
Võ Cường hiện bao quanh bởi các con đường Quốc lộ 38 (Đường Nguyễn Trãi), Quốc lộ 1A mới (Cao tốc - Hà Nội - Lạng Sơn) và tỉnh lộ 295B (1A cũ - Đường Nguyễn Văn Cừ), đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn.
Các tuyến đường nội thành: Nguyễn Cao, Hoàng Hoa Thám, Ngô Tất Tố, Nguyễn Quyền, Bình Than, Lý Anh Tông, Lý Thần Tông, Lê Thái Tổ...
Lịch sử hình thành và phát triển đến nay:
Võ Cường là vùng đất cổ, theo các tư liệu lịch sử, cách đây khoảng 3000 - 3500 năm, nơi đây đã có các nhóm dân Lạc Việt sinh sống. Lúc bấy giờ cảnh quan thiên nhiên của vùng đất này còn hoang sỏ, rậm rạp. Hướng Đông Nam có ngọn núi Sẻ, núi Bồ, có dòng sông cổ Tiêu Tương và con KênhTào Khê chảy qua với nhiều huyền tích, huyền thoại kỳ thú.
Các cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ học vào những năm 1970 của thế kỷ XX, tại cánh đồng Thùng Lò, Chùa Lái (Xuân ổ A - Xuân Ổ B) ngày nay đã phát hiện được những di chỉ khảo cổ, nơi cư trú của người Việt xưa với nhiều dấu tích, di vật quý giá. Tại địa điểm này, các nhà khảo cổ học thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn)đã tìm thấy nhiều loại đồ đá như: Rìu, bôn đá, bàn mài đá, vòng trang sức...với nhiều loại hoa văn khác nhau. Các di chỉ này được xác định là thuộc văn hóa Đông Sơn, có niên đại khoảng 3000 - 3500 năm.
Phường Võ Cường (Trước đây là xã Võ Cường), trước Cách mạng Tháng Tám 1945 được gọi là vùng đất Ba huyện, nằm giáp danh trên địa bàn tiếp giáp của 3 huyện: là Huyện Võ Giàng, Tiên Du, Yên Phong, gồm 3 cụm dân cư: Bồ Sơn, Hòa Đình, Xuân Ổ.
- Xã Hòa Đình (nhất xã nhất thôn): Còn có tên nôm là làng Nhồi - Phố Nhồi, (hay Lỗi Đình - Nay là Khu Hòa Đình), tiếp giáp với Thành cổ Bắc Ninh, nơi đóng các cơ quan đầu não của thực dân phong kiến trước đây.
Xã Xuân Ổ (nhất xã nhị thôn): Có tên nôm là làng Ó, bao gồm 2 thôn là: Ưng (Ó chợ) và Trà (Ó chè), nay gọi là Khu Xuân Ổ A và Xuân Ổ B. Làng Xuân Ổ xưa được gọi là Ma ổ trang, là vùng quê có nhiều dâu gai và quạ, vì thế có tên nôm là Ó, sau này đổi thành Xuân Ổ.
Xã Bồ Sơn (Trước đây gọi là Bò Sơn, gọi cho rễ) bao gồm 2 thôn là Bồ Sơn (Làng Bò) và Khả Lễ (Làng Sẻ), hai thôn này nằm ở ven núi Bồ, núi Sẻ. Nay là Khu Bồ Sơn và khu Khả Lễ. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đã xóa bỏ cấp Tổng, xã Hòa Đình và Bồ Sơn thuộc Huyện Võ Giàng, xã Xuân Ổ sáp nhập với Dương Ổ thành xã Xuân Dương thuộc Huyện Yên Phong.
Năm 1948, xã Võ Cường được thành lập, bao gồm 4 thôn là: Hòa Đình, Bồ Sơn, Khả Lễ, Xuân Ổ thuộc Huyện Võ Giàng. Cuối năm 1949, thị xã Bắc Ninh được tái lập, xã Võ Cường là một trong 8 đơn vị hành chính cơ sở của Thị xã Bắc Ninh.
Tháng 10 năm 1957 xã Võ Cường lại chuyển về Huyện Võ Giàng.
Tháng 5 năm 1961 xã Võ Cường được chuyển về Huyện Tiên Du.
Ngày 27/10/1962, Quốc hội kháo II ra Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Năm 1963 hai Huyện Từ Sơn và Tiên Du sáp nhập thành huyện Tiên Sơn, xã Võ Cường thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc.
Tháng 6 năm 1985 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, xã Võ Cường lại tách khỏi huyện Tiên Sơn về Thị xã Bắc Ninh.
Năm 1991 UBND tỉnh Hà Bắc cho phép thôn Xuân Ổ tách ra tái lập thành hai thôn mới là Xuân Ổ A và Xuân Ổ B như vậy xã Võ Cường, nay là phường Võ Cường có 5 khu là: Hòa Đình, Bồ Sơn, Khả Lễ, Xuân Ổ A, Xuân Ổ B.
Ngày 6/11/1997, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã ra Quyết định phê chuẩn việc tái lập hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, xã Võ Cường thuộc thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ngày 9 tháng 4 năm 2007,Thực hiện Quyết định số 60 của Thủ tướng Chính phủ, Thành phố Bắc Ninh được thành lập, Phường Võ Cường được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số xã Võ Cường.
Phường Võ Cường bao gồm 5 khu phố: