TOÀN CẦU – MỘT TRONG NHỮNG NHÀ PHÂN PHỐI CHÍNH…
TOÀN CẦU – MỘT TRONG NHỮNG NHÀ PHÂN PHỐI CHÍNH…
HP Toàn Cầu là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận quốc tế tại Việt Nam.
Với mặt hàng thực phẩm, chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ trọn gói, tự công bố thực phẩm, công bố thực phẩm, kiểm tra chất lượng, kiểm dịch và vận chuyển door to door từ hầu khắp các nước trên thế giới về Việt Nam.
Hãy liên lạc ngay với HP Toàn Cầu nếu bạn muốn được tư vấn về thuế nhập khẩu hoặc thủ tục nhập khẩu Thực phẩm hay để nhận báo giá, dự toán thời gian vận chuyển
Nhà cung cấp Dịch vụ Vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhạp khẩu!
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Điện thoại: 024 3 73008608/ Hotline:0886115726 – 0984870199
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.
Số nhà 49, Ngách 45A, Ngõ 460 Đường Khương Đình, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Including customs declaration data, bill of lading data, shipping data
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024
Hội chợ Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 đã thu hút sự tham gia của 250 gian hàng từ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nước. Đặc biệt, có sự góp mặt của nhiều tập đoàn lớn đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia... trưng bày các sản phẩm chất lượng cao, có tính cạnh tranh lớn, nằm trong các ngành công nghiệp hỗ trợ then chốt như linh kiện, phụ tùng, chế tạo, gia công chính xác và máy công nghiệp.
Hội chợ thu hút gần 40 đơn vị mua hàng trong và ngoài nước, thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến, tạo cơ hội giao thương có trọng điểm. Đây là dịp để các doanh nghiệp có khả năng thiết lập hợp đồng và thỏa thuận giao dịch ngay tại sự kiện.
Theo đồng chí Nguyễn Kiều Oanh, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội, hội chợ mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, và xuất khẩu. Qua đó, các doanh nghiệp có thể phát huy thế mạnh, kết nối vào chuỗi cung ứng trong khu vực kinh tế Thủ đô, cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.
Hội chợ sẽ diễn ra đến ngày 20-9, hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội giao thương và phát triển cho các doanh nghiệp tham gia.
Nhập khẩu Thực phẩm cần giấy phép gì?
Thực phẩm nhập khẩu chịu sự quản lý của Luật An toàn thực phẩm, người nhập khẩu có trách nhiệm tuân thủ đảm bảo an toàn thực phẩm đối với nhập khẩu thực phẩm.
Quy định chung về nội dung này được quy định tại Điều 38: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu tại Luật An toàn thực phẩm, như sau:
Điều 38. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu – Luật An toàn thực phẩm
1. Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện tương ứng quy định tại Chương III của Luật này và các điều kiện sau đây:
a) Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;
b) Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ.
3. Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu thì áp dụng theo thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn còn cần đáp ứng yêu cầu tại Điều 14 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 như sau:
Điều 14. Yêu cầu đối với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu
1. Sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu, trừ các thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thực phẩm do tổ chức, cá nhân Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài nhưng bị trả về và các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đáp ứng quy định của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đưa vào danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản vào Việt Nam;
b) Đối với sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm, sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm: Phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất, kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam;
c) Mỗi lô hàng nhập khẩu có nguồn gốc động vật, thủy sản nhập khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam).
2. Thủ tục đăng ký quốc gia, vùng lãnh thổ và cơ sở sản xuất, kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này vào danh sách xuất khẩu vào Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hải quan danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức, cá nhân được xuất khẩu các sản phẩm trên vào Việt Nam
Do danh sách thực phẩm nhiều và thuộc quản lý chuyên ngành của 03 bộ là Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Y tế do đó về giấy phép/quy định chi tiết có thể khác nhau ở các mặt hàng.
Ở phía dưới bài viết bạn sẽ tìm thấy chính sách quản lý nhà nước và thủ tục nhập khẩu của một số mặt hàng thông dụng cũng như việc phân chia cơ quan quản lý theo HS.
Bạn có thể hiểu thêm khi vào từng bài viết chi tiết hoặc liên hệ với bộ phận tư vấn của HP Toàn cầu để được giải đáp theo hotline 0886115726
Thực phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của 03 bộ là Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, vì vậy, khi nhập khẩu thực phẩm, viêc đầu tiên là xác định HS và sau đó xác định thực phẩm cần nhập thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ nào, theo văn bản pháp quy nào.
Từ việc xác định thuộc Bộ nào quản lý và theo văn bản pháp quy nào thì sẽ thực hiện thủ tục theo quy định liên quan.