Theo Phó Thủ tướng, triết lý phát triển đã được cha ông ta đúc rút từ ngàn xưa "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu".
Theo Phó Thủ tướng, triết lý phát triển đã được cha ông ta đúc rút từ ngàn xưa "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu".
Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương củng cố và phát triển các mô hình khuyến nông cộng đồng để trở thành lực lượng chủ lực của ngành Nông nghiệp ở cơ sở, gắn với phát triển các vùng nguyên liệu nông lâm thuỷ sản quy mô lớn, đạt chuẩn.
Cùng với đó, tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện theo nội dung Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng”; đa dạng hóa các hình thức hoạt động khuyến nông, phát triển hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp ở cơ sở, mở rộng hệ thống khuyến nông doanh nghiệp, khuyến nông hợp tác xã, khuyến nông cộng đồng v.v..
Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo đơn vị chuyên môn hướng dẫn, định hướng để các tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động có hiệu quả, tập trung vào việc nắm bắt tình hình sản xuất nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật, đồng hành với nông dân. Hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp ở địa phương. Tư vấn, dịch vụ, thương mại nông sản, kết nối thị trường, cung cấp thông tin thị trường, giá cả cho nông dân. Tư vấn tổ chức lại sản xuất, sản xuất theo tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu của thị trường v.v..
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố quan tâm đời sống vật chất và tinh thần cán bộ khuyến nông cơ sở, hỗ trợ các cơ chế chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho cán bộ khuyến nông công tác lâu dài, gắn bó với nghề. Thường xuyên kết nối hệ thống khuyến nông nông theo phương châm “ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông”.
Ngày 21/6/2012 tại huyện Ba Vì - Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức hội nghị giao ban công tác Khuyến nông vùng Đồng bằng sông Hồng. Tham dự hội nghị có ban lãnh đạo, các phòng chuyên môn thuộc trung tâm và đại diện lãnh đạo của 10 Trung tâm Khuyến nông vùng Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
Tại hội nghị, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng đã báo cáo kết quả thực hiện công tác khuyến nông 6 tháng đầu năm. Nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là trong công tác đào tạo nghề tại từng tỉnh cũng như việc thanh quyết toán các chương trình, dự án khuyến nông,...
Bà Hạ Thúy Hạnh – PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã có ý kiến về vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà các tỉnh đang rất quan tâm: các tỉnh có thể ban hành danh mục nghề phù hợp với từng tỉnh. Không nhất thiết phải dập khuôn hoàn toàn theo thời gian và chương trình dạy nghề đối với 71 nghề do Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành. Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng sư phạm cho cán bộ khuyến nông, phối hợp với các trường do Bộ LĐTBXH chỉ định để được cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề và có đủ thẩm quyền, tiêu chuẩn là giáo viên dạy nghề cho nông dân dưới 3 tháng. Đặc biệt nên đào tạo nghề gắn với mô hình khuyến nông, gắn với đầu ra cho sản phẩm.
Ông Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia có ý kiến đánh giá về công tác Khuyến nông vùng Đồng bằng sông Hồng trong 6 tháng đầu năm 2012: Với sự ra đời của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông đã góp phần rành mạch hóa trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, tăng cường sự đầu tư của các tỉnh đối với nông nghiệp và khuyến nông. Đặc biệt đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở đã được UBND các tỉnh quan tâm hơn về chế độ, chính sách, điều đó đã khuyến khích họ yêu nghề, nhiệt tình, tâm huyết với công tác khuyến nông tại địa phương hơn. Ông cũng thửng thắn đưa ra hạn chế mà khuyến nông đang gặp phải bằng 3 cụm từ: hành chính hóa, lối mòn hóa, hơi tùy tiện hóa. Nhiều mô hình khuyến nông còn có tính dàn trải, thiếu những TBKT mới và không phù hợp thực tế sản xuất. Ông cũng đề nghị Trung tâm Khuyến nông các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng thực hiện tốt các chương trình, dự án khuyến nông đã ký, phải tiến hành đào tạo kỹ năng sự phạm dạy nghề cho cán bộ khuyến nông. Cán bộ khuyến nông xuống hướng dẫn, chỉ đạo nông dân phải bám sát vào những vấn đề “nóng” của thực tế: xây dựng nông thôn mới, phòng trừ dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm …
Wir verwenden Cookies und Daten, um
Wenn Sie „Alle akzeptieren“ auswählen, verwenden wir Cookies und Daten auch, um
Wenn Sie „Alle ablehnen“ auswählen, verwenden wir Cookies nicht für diese zusätzlichen Zwecke.
Nicht personalisierte Inhalte und Werbung werden u. a. von Inhalten, die Sie sich gerade ansehen, und Ihrem Standort beeinflusst (welche Werbung Sie sehen, basiert auf Ihrem ungefähren Standort). Personalisierte Inhalte und Werbung können auch Videoempfehlungen, eine individuelle YouTube-Startseite und individuelle Werbung enthalten, die auf früheren Aktivitäten wie auf YouTube angesehenen Videos und Suchanfragen auf YouTube beruhen. Sofern relevant, verwenden wir Cookies und Daten außerdem, um Inhalte und Werbung altersgerecht zu gestalten.
Wählen Sie „Weitere Optionen“ aus, um sich zusätzliche Informationen anzusehen, einschließlich Details zum Verwalten Ihrer Datenschutzeinstellungen. Sie können auch jederzeit g.co/privacytools besuchen.
Hội Khuyến học tăng cường thực hiện chủ trương của Đảng, sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, các cấp Hội từ huyện đến cơ sở đã làm tốt công tác tuyên truyền và tham mưu đối với cấp ủy, chính quyền trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quán triệt, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong việc triển khai thực hiện các tiêu chí của mô hình học tập; tổ chức đánh giá và xét công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập; “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”, “Công dân học tập” giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 242/QĐ-KHVN và Quyết định số 324/QĐ-KHVN của Hội Khuyến học Việt Nam, về việc ban hành bộ tiêu chí và hướng dẫn đánh giá, công nhận danh hiệu “Công dân học tập” giai đoạn 2021-2030. Các cấp Hội thường xuyên tham mưu cấp ủy, chính quyền quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 489/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”; Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021- 2030. Quyết định 677/QĐ-TTg ngày 03/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình công dân học tập giai đoạn 2021-2030. Quyết định số 242/QĐ-KHVN và Quyết định số 324/QĐ-KHVN của Hội Khuyến học Việt Nam, về thực hiện tổ chức đánh giá và xét công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập và “Đơn vị học tập”, “Công dân học tập” giai đoạn 2021-2030. Thông tư số 25/2023TT-BGDĐT, ngày 27/12/2023, Quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh. Kế hoạch số 196/KH-KHVN ngày 16/6/2022 của Hội Khuyến học Việt Nam về việc thực hiện Quyết định 677/QĐ-TTg ngày 03/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình công dân học tập giai đoạn 2021-2030” và Kế hoạch số 1030/BCĐXDXHHT ngày 10 tháng 04 năm 2024 của Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập tỉnh Sóc Trăng .về việc thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn, tỉnh Sóc Trăng. Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 25/02/2022 của Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 huyện Châu Thành; Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 11/02/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành; Kế hoạch số 08/KH-HKH ngày13/3/2024 của Hội Khuyến học huyện Châu Thành về việc Phát động thi đua công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập năm 2024. Huyện Châu Thành đã quán triệt sâu rộng đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, đoàn thể và nhân dân tích cực tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Hội Khuyến học huyện đã thể hiện tốt vai trò nòng cốt phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài. Tổng số Ban chấp hành Hội có 31 đại biểu; trong đó có 09 UVBTV; 01 Chủ tịch Hội kiêm nhiệm; 01 phó chủ tịch kiêm nhiệm; 01 phó chủ tịch chuyên trách, còn lại là UVBCH từ các ngành, đoàn thể huyện, các mạnh thường quân có tâm huyết với Hội khuyến học và Chủ tịch Hội Khuyến học các xã - thị trấn. Ngay từ đầu năm Hội triển khai các biểu mẫu cho các xã, thị trấn rà soát, củng cố lại các Chi hội (Ban) Khuyến học ở tất cả các cơ quan đóng trên địa bàn huyện. Kết quả 6 tháng đầu năm đã củng cố và thành lập được 27 Ban Khuyến học và 95 Chi hội đi vào hoạt động. Tình hình tổ chức Hội đã được các cấp Hội đặc biệt quan tâm xây dựng phát triển tổ chức phát triển hội viên mới được 608 hội viên, (giảm 463 hội viên) nâng tổng số đến nay có 22,358 hội viên, chiếm tỷ lệ 19,27 % trên tổng số dân toàn huyện tăng 0,19% so với cùng kỳ (có 2,496 hội viên là đảng viên, tăng 286 hội viên là Đảng viên).
Nhằm giúp học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tham gia học tập, đầy đủ dụng cụ học tập để bước vào năm học mới với phương châm "Không có học sinh nào không được đến trường vì thiếu điều kiện, dụng cụ học tập". Từ đầu năm 2024 đến nay, Hội Khuyến học các xã, thị trấn, các ngành trong huyện đã kết hợp với các Công ty, doanh nghiệp, các cơ sở buôn bán, các nhà hảo tâm, các tập thể, cá nhân trong và ngoài địa bàn vận động đóng góp được 3,554,894,720 đồng; trong đó đã hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn là 3.520.660.576 đồng; bao gồm: Học bổng cho 2,301 học sinh, sinh viên khó khăn, (chi hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là 57 sinh viên) với số tiền: 1.179.000.000 đồng; Chi khen thưởng và quà cho 7.346 lượt học sinh, sinh viên, với số tiền 2.341.660.576 đồng, đây cũng là một động lực lớn giúp các em vươn lên trong học tập không bỏ học giữa chừng. Trong đó: bao gồm Hội Khuyến học huyện và các ngành; các nhà hảo tâm hỗ trợ được 998,704,153 đồng.
Hội Khuyến học các xã, thị trấn vận động các ngành các doanh nghiệp và các mạnh thường quân được 2.554.813.567 đồng; cụ thể như sau: kết nối với mạnh thường quân ở TPHCM đến Trường Tiểu học An Hiệp C; phát 300 phần quà cho các em học sinh trị giá 120.000.000 đồng; Phối hợp Trường THPT Phú Tâm đã quan tâm đến các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giới thiệu Đài truyền hình Vĩnh Long hỗ trợ học bổng ADC cho các học sinh nghèo vượt khó học tập, đã tiếp sức cho 11 em tổng trị giá 79.350.000 đồng; Phối hợp với củ Trần Cang UVBTV Hội Khuyến học huyện hỗ trợ quà và họ bổng cho học sinh các điểm trường THPT Thuận hòa, Trường THPT Phú Tâm; và Tịnh xá Ngọc Tâm xã Phú Tân phát quà cho HS trường THCS xã Thiện Mỹ; phát gạo 1030 ký gạo cho học sinh khó khăn trường THCS Phú Tân và tặng trên 12 tấn gạo trị giá 239.686.000 đồng cho người nghèo nhân dịp lễ Phật Đản 15/04 âm lịch. Đại đức Thích Huệ Thuận UVTV Hội Khuyến học huyện kết nối với các Phật tử gần xa hỗ trợ nuôi hàng tháng cho 29 em học sinh có hoàn cảnh mồ côi cha hoặc mẹ, những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (200.000 đồng/em/tháng). Cấp phát học bổng, quà, gạo nhu yếu phẩm, cho các em học sinh ở các điểm trường trên địa bàn xã Hồ Đắc Kiện. xây dựng 02 căn nhà tình thương cho 02 học sinh đặc biệt khó khăn ấp Cống Đôi; Phát học bổng cho 07 sinh viên trường Đại học Cần thơ gặp khó khăn trong học tập, hỗ trợ quà cho người già không có đất canh tác, (trong đó có học sinh đang theo học). Kết quả đã thực hiện tổng trị giá 242.915.000 đồng. Ông Trịnh Lập Đức: Từ tháng 01 tháng 05 năm 2024 đã kết nối với các mạnh thường quân hỗ trợ tập viết, sách giáo khoa, học bổng cho học sinh khó khăn vươn lên trong học tập; tham gia chương trình học bổng “Tiếp bước em đến trường - Vì em hiếu học -Thắp sáng niềm tin” năm 2024; hỗ trợ quà, gạo, nhu yếu phẩm cho các gia đình nghèo, gia đình dân tộc KhMer ấp Mỹ Tân xã Thiện Mỹ; hỗ trợ tiền viện phí cho các hoàn cảnh khó khăn, trong đó có học sinh, sinh viên đang theo học. Kết quả đã thực hiện tổng trị giá 172.756.000 đồng.
Huyện đoàn tặng 693 phần quà, 70 chiếc xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên các điểm trường trong huyện. Tổng kinh phí 308.000.000 đồng. Bà Lê Thị Diệu thị trấn Châu Thành: hỗ trợ tập viết, học bổng cho học sinh trường THCS thị trấn Châu Thành, hỗ trợ đồng phục cho học sinh Trường Tiểu học thị trấn Châu Thành B; học sinh khó khăn vươn lên trong học tập; học bổng cho sinh viên Trường Đại học Cần Thơ đặc biệt khó khăn; tham gia chương trình học bổng “Tiếp bước em đến trường - Vì em hiếu học -Thắp sáng niềm tin” năm 2024; Kết quả đã thực hiện tổng trị giá 21.240.000 đồng.
Gia đình Bác sĩ Võ Việt Tín xã An Hiệp 15.000.000đ; Bà Thạch Thị Hơ thị trấn Châu Thành: Hỗ trợ học bổng cho sinh viên trường Đại học Cần Thơ đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập; tham gia chương trình học bổng “Tiếp bước em đến trường - Vì em hiếu học -Thắp sáng niềm tin”; học bổng giúp học sinh khó khăn vươn lên trong học tập; Kết quả đã thực hiện tổng trị giá 7.400.000 đồng. Cô Nguyễn Vũ Tường Vy xã Thiện Mỹ tham gia chương trình học bổng “Tiếp bước em đến trường - Vì em hiếu học -Thắp sáng niềm tin” và học bổng cho học sinh khó khăn vươn lên trong học tập; Trị giá 4.500.000 đồng. Ông Huỳnh Thanh Sang, xã An Ninh; Sư Cô Lệ Viên huyện Trần Đề; ông Nguyễn Phước Cần Thơ và các ban ngành đoàn thể các cấp, các mạnh thường quân gần xa đã giúp sức cho Hội hoàn thành nhiệm vụ…
Sang đầu năm 2024 quỹ tiền gửi ngân hàng chính sách xã hội huyện chi học bổng cho học sinh nhân ngày Tết Quân dân xã Phú Tâm và Chi họp mặt sinh viên các trường Đại học cần Thơ (là 30.000.000 đồng) hiện còn: 32.857.153đ.
Tiếp tục thực hiện mô hình đầy ý nghĩa dưới sự quan tâm chỉ đạo nhiệt tình của Chủ tịch Hội Khuyến học huyện, về thực hiện vận động cho những em học sinh đặc biệt khó khăn theo chương trình "Tiếp bưóc đến trường - Vì em hiếu học - Thắp sáng niềm tin" giữa (Hội Khuyến học – Phòng GD&ĐT- Trung tâm văn hóa Thể thao - Truyền thanh huyện) đã thực hiện và đã trao trong buổi lễ tại Trường THPT Thuận Hòa 33.000.000đ, bao gồm: trao tiền mặt 28.900.000đ do Hội Khuyến học huyện vận động các mạnh thường quân tài trợ cho em Võ Thị Phương Thủy, học sinh lớp 11a5 trường THPT Thuận Hoà thị trấn Châu Thành và mạnh thường quân Trịnh lập Đức đã trao tập 50 cuốn tập, 50 cây viết, cho 50 học sinh của học sinh THPT Thuận Hoà; một chương trình đầy nhân văn và ý nghĩa đã giúp các học sinh khó khăn vươn lên trong học tập.
Bà Phạm Thị Đảo, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học đại diện trao học bổng ADC cho các học sinh nghèo vượt khó học tập do Đài truyền hình Vĩnh Long hỗ trợ
Tổ chức triển khai thực hiện các mô hình học tập qua đó tích cực triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, vận động các tiêu chí của 04 mô hình học tập theo Quyết định số 242/QĐ-KHVN và Quyết định số 324/QĐ-KHVN của Hội Khuyến học Việt Nam. Hội kết hợp với UB Mặt trận tổ quốc từ huyện đế cơ sở, kết hợp với các ngành đoàn thể và ngành Văn hóa xã hội cấp xã triển khai tổ chức thực hiện việc tuyên truyền vận động các chủ trương về học tập suốt đời đến cán bộ hội viên và nhân dân thực hiện, đăng ký các danh hiệu học tập trên địa bàn. Với Mô hình Gia đình học tập; kết quả Hội Khuyến học các xã, thị trấn đã vận động được 17,778 hộ gia đình đăng ký và tái đăng ký gia đình học tập tăng 2.660 hộ, chiếm tỷ lệ 66,76%; trong đó đã công nhận và tái công nhận được 15,541 gia đình đạt danh hiệu gia đình học tập, tăng 523 hộ so với cùng kỳ chiếm 87,42 % so với số hộ đăng ký. Mô hình “Dòng họ học tập”: Hội các xã, thị trấn khảo sát được 61 dòng họ, có 55 dòng họ đăng ký tái đăng ký, đạt 90,16% tăng 15,16% kế hoạch. Toàn huyện có 56/56 cộng đồng học tập (ấp) đăng ký đạt 100% so chỉ tiêu kế hoạch, tăng 28,57%; Mô hình “Cộng đồng học tập”: Cộng đồng học tập (cấp xã) đăng ký 8/8 xã, thị trấn đạt 100%. Qua đợt kiểm tra “Cộng đồng học tập” cấp xã năm 2023 UBND huyện ra Quyết định công nhận xếp loại đối với các xã, thị trấn có 6 xã đạt loại tốt và 02 xã đạt loại khá, (không có loại trung bình); theo Quyết định số705/QĐ-UBND ngày 16/02/2024 của UBND huyện Châu Thành. Mô hình “Đơn vị học tập”: Phát động việc thực hiện đăng ký thưc hiện và khảo sát “Đơn vị học tập” có 24/25 đơn vị, Hội kết hợp với Phòng GD&ĐT huyện khảo sát, đánh giá Đơn vị học tập của các cơ quan, đơn vị, phòng, ban ngành đoàn thể trên địa bàn huyện. Cấp xã có 77 đơn vị, trong đó 77 đơn vị đã đăng ký, đạt 100% tăng 25% chỉ tiêu kế hoạch.
Về Mô hình “Trung tâm học tập cộng đồng” công tác tuyên truyền cho người dân học tập suốt đời ở mọi lúc, mọi nơi cũng được Hội Khuyến học các xã, thị trấn phối kết hợp với ngành giáo dục và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và các ngành chức năng liên quan, tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn như: giáo dục kỹ năng sống; bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, phổ biến kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức, học sinh và người lao động. Nâng cao chất lượng nghề phổ thông, khuyến khích dạy nghề truyền thống của địa phương như: Đan lục bình, đan lờ (lợp); trồng nấm rơm, trồng cây kiểng; nuôi gà công nghiệp; heo cao sản; bánh pía, bánh bò; da lợn... tiếp tục thí điểm nhân rộng mô hình tổ chức của Trung tâm học tập cộng đồng, kết hợp với Nhà Văn hóa các xã, thị trấn, Nhà sinh hoạt cộng đồng, các đơn vị trường học để tập thể dục, tập dưỡng sinh, nâng cao sức khỏe cho người dân. Kết quả:TTHTCĐ các xã - thị trấn trong 6 tháng đầu năm 2024 mở được 151 lớp có 32.272 lướt người tham dự. đự kiến từ ngày 6/6/2024 đến ngày 12/06/2024 Hội kết hợp với Ban chỉ đạo sẽ đi kiểm tra Trung tâm học tập cộng đồng các xã thị trấn để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, khắc phục khó khăn…
Bên cạnh đó Mô hình phổ cập giáo dục – xóa mù chữ cũng được các cấp hội quan tâm. Hội tích cực tham gia với ngành Giáo dục vận động học sinh ra lớp, vận động xã hội hoá để tạo mọi điều kiện cho học sinh có điều kiện và học bổng mua sắm dụng cụ học tập đến lớp học, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học… cụ thể toàn huyện có 37 trường; trong đó: mầm non, mẫu giáo 10; tiểu học 15; THCS 10 (trong đó có 02 trường tiểu học - THCS và 02 trường THPT trực thuộc Sở GD & ĐT). Trong đó (có 5/37 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; đối với trường tiểu học có 03 trường đạt mức độ 3. Tổng số học sinh huy động đầu năm là 21.097/20.552 học sinh đạt tỷ lệ 102,7%. Trong đó cấp học mầm non, mẫu giáo là 3.765/4.150, đạt tỷ lệ 90,72%; Cấp Tiểu học 9.449/9.500 học sinh đạt tỷ lệ 99,46%. Cấp THCS hệ phổ thông 5.855/6.100, đạt tỷ lệ 96%. Hệ phổ cập THCS là 504/250 đạt tỷ lệ 201% và THPT là 1.995/1800 đạt tỷ lệ 101%. Trong đó học sinh dân tộc thiểu số là 10,700 học sinh tỷ lệ 56,7%. Tính đến nay toàn huyện có 36/37% đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ 97,3% (tăng 2,7% so với cùng kỳ). Có 05 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 chiếm 13,51% so với cùng kỳ, (vượt chỉ tiêu tỉnh giao). Qua đợt kiểm tra của Ban chỉ đạo đánh giá, xếp loại 8/8 xã thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mừ chữ năm 2023 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3; đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 2 theo Quyết định số 2130 ngày 27/11/2023 của UBND huyện công nhận.
Nhờ làm tốt công tác tác xã hội hóa, quỹ khuyến học khuyến tài đã và đang trở thành quỹ xã hội, tạo nguồn lực và sức mạnh về vật chất và tinh thần giúp con em các hộ nghèo được tiếp sức tới trường và khuyến khích các tài năng trẻ.
Trong thời gian tới Hội Khuyến học từ huyện đến cơ sở tiếp tục thực hiện phương hướng nhiệm vụ công tác phát triển Hội viên, tuyên truyền vận động thực hiện hiệu quả các mô hình “Gia đình học tập", "Dòng họ học tập"; "Cộng đồng học tập" và "Đơn vị học tập" trong tình hình mới. Hội Khuyến học huyện Châu Thành dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội khuyến học huyện. Ban Thường vụ đề ra Kế hoạch thi đua thực hiện công tác Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã học tập; Tiếp tục tham mưu đề xuất cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp quán triệt, triển khai thực hiện thật tốt Quyết định 489/QĐ-TTg ngày 08/04/2020 và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/05/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030"; Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 25/05/2021 của Thủ tướng Chính phủ, về đẩy mạnh công tác Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 16/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về triển khai “Phong trào cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030” trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với cơ quan, ban ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, đẩy mạnh hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong xu thế hội nhập tế, mang lại lợi ích nâng cao dân trí, phát triên kinh tế đời sống xã hội; tạo điều kiện cho người dân học tập và học tập suốt đời. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và ngành văn hóa từ huyện đến cơ sở trong việc bình xét tiêu chí danh hiệu "Gia đình học tập" gắn với bình xét danh hiệu "Gia đình học tập"; "Gia đình văn hoá"; "Khu dân cư văn hoá" và biểu dương nhân "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc" ở khu dân cư. Tham mưu cho Huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyện tiếp tục thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực gây quỹ khuyến học kịp thời hỗ trợ học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đến trường; nhằm giúp học sinh, sinh viên khó khăn có điều kiện tham gia học tập, đầy đủ. Tổ chức đề nghị khen thưởng và tuyên dương kịp thời cho các tập thể, cá nhân, các mạnh thường quân có thành tích xuất sắc trong việc hỗ trợ kịp thời cho các học sinh - sinh viên khó khăn vươn lên học tập tốt./.
Bởi xét cho cùng, lực lượng khuyến nông cộng đồng có nhiệm vụ khá nặng nề trong bối cảnh tỉnh ta đang thúc đẩy mạnh mẽ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Không còn đơn thuần là nhắc bà con lịch thời vụ gieo trồng, hướng dẫn sử dụng giống, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, mà khuyến nông cộng đồng phải chủ động, tích cực tham gia vào việc hỗ trợ, tư vấn cho nông dân, hợp tác xã (HTX) tổ chức lại sản xuất; nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân; phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh.
Bởi vậy, là thành viên tổ khuyến nông cộng đồng, phải có trình độ, kiến thức, hiểu biết nhất định về trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp và các chuyên ngành liên quan đến nông nghiệp.
Đồng thời phải nhiệt tình, có kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm; có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt; có thể hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình kỹ thuật mới vào sản xuất. Đặc biệt, phải là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp.
Với từng ấy nhiệm vụ, mà muốn làm tốt, thì đúng là các thành viên tổ khuyến nông cộng đồng không thể không “ôm laptop, ăn ruộng, ngủ vườn”.
Thực tế ở Tổ khuyến nông cộng đồng xã Đăk Mar (huyện Đăk Hà) đã chứng minh điều đó. Thành lập vào tháng 8/2022, tuy thành viên ít ỏi, nhưng với tổ trưởng là cán bộ khuyến nông tỉnh, các thành viên đều có kiến thức về nông nghiệp, am hiểu địa bàn, Tổ khuyến nông cộng đồng xã Đăk Mar đã đem lại những thay đổi tích cực trong sản xuất cà phê tại địa phương.
Trong đó, việc tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân sản xuất cà phê 4C là một trong những thành quả nổi bật. Cà phê 4C là tên gọi tắt của Chương trình cà phê sản xuất phù hợp với bộ quy tắc chung cho cộng đồng cà phê, với các nguyên tắc xã hội, môi trường và kinh tế mà nông dân tham gia phải thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.
Tổ khuyến nông cộng đồng đã hợp đồng với Công ty TNHH Vĩnh Hiệp mở rộng vùng nguyên liệu cà phê 4C trên địa bàn; tổ chức nhiều lớp tập huấn sản xuất cà phê 4C, hỗ trợ các hộ nông dân hoàn thiện hồ sơ 4C theo quy định, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê 4C.
Quá trình sản xuất cà phê 4C đã giúp bà con nông dân tăng 30% lợi nhuận kinh tế. Cùng với đó, sản phẩm cà phê có chứng nhận 4C còn được doanh nghiệp ký kết bao tiêu với giá cao và ổn định để xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới.
Tổ khuyến nông cộng đồng xã Đăk Mar là 1 trong 2 tổ khuyến nông cộng đồng được thành lập trong khuôn khổ Đề án khuyến nông cộng đồng giai đoạn 2022-2025 của Bộ NN&PTNT mà Kon Tum được chọn là 1 trong 13 tỉnh trên cả nước tham gia. Tổ còn lại được thành lập tại xã Hà Mòn (huyện Đăk Hà).
Tại Tọa đàm “Khuyến nông cộng đồng trong tổ chức sản xuất chuỗi cà phê bền vững” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức ngày 23/8/2024, ông Đặng Văn Tuấn - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh đánh giá hai tổ đã và đang hoạt động rất tích cực.
Trong đó nổi bật nhất là đã hỗ trợ nông dân và các hợp tác xã trên địa bàn hình thành vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn 4C với tổng diện tích 568,1ha; canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bà Y Hằng- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cũng cho rằng, các tổ khuyến nông cộng đồng đáp ứng yêu cầu của thực tế, kết nối doanh nghiệp với các HTX và người dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhất là hỗ trợ hình thành các chuỗi liên kết sản xuất cà phê theo hướng bền vững, hiệu quả.
Từ cơ sở triển khai các tổ khuyến nông cộng đồng thí điểm theo Đề án, đến nay, toàn tỉnh đã nhân rộng, thành lập thêm 72 tổ khuyến nông cộng đồng với 609 thành viên tại các xã, đáp ứng chỉ tiêu “có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả” trong Bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những dấu ấn tốt dẹp, hoạt động khuyến nông cộng đồng cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Đó là việc thực hiện các nhóm nhiệm vụ liên kết thị trường, tư vấn HTX, đào tạo nông dân số còn hạn chế. Trang thiết bị (máy tính, thiết bị đào tạo), phương tiện đi lại và kinh phí làm việc để tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn thiếu.
Một số thành viên chưa được đào tạo về kiến thức, kỹ năng tư vấn, hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và phù hợp với thực tế sản xuất hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã.
Dẫn đến khâu chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác trong địa bàn được phân công còn chậm. Bằng chứng là diện tích cây trồng đạt hiệu quả từ hoạt động của các tổ khuyến nông vẫn còn khá khiêm tốn.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của khuyến nông cộng đồng trong thời gian tới, với rất nhiều nhiệm vụ mới, cần xây dựng quy chế và kế hoạch hoạt động của các tổ khuyến nông cộng đồng sát với tình hình thực tế địa phương.
Kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng, nhất là bố trí kinh phí, cấp trang thiết bị. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức cho các thành viên về quản lý chất lượng sản phẩm; chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, quy trình sản xuất; liên kết nông dân với các doanh nghiệp, HTX.
Và quan trọng nhất, thành viên tổ khuyến nông cộng đồng phải thực sự tâm huyết; hướng dẫn từ thực tiễn chứ không phải lý thuyết, dẫn dắt nông dân một cách dài hơi chứ không chỉ là thời vụ, hay ở những hội thảo đầu bờ.
Nghĩa là “ôm laptop, ăn ruộng, ngủ vườn” cũng không nản!
Lâm Đồng: Tập huấn nâng cao năng lực, kiện toàn tổ chức khuyến nông cơ sở
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực, kiện toàn tổ chức khuyến nông cơ sở. Tham dự lớp tập huấn có 30 học viên là cán bộ khuyến nông, Tổ trưởng Tổ khuyến nông cộng đồng, khuyến nông cơ sở, thành viên Tổ khuyến nông cộng đồng các huyện: Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm và TP. Bảo Lộc.
Trà Vinh: Tập huấn TOT nâng cao năng lực Tổ Khuyến nông cộng đồng
Vừa qua, tại tỉnh Trà Vinh, trong 3 ngày từ ngày 29/10 đến ngày 31/10/2024 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trà Vinh đã tổ chức lớp tập huấn ToT về “Nâng cao năng lực tổ khuyến nông cộng đồng” cho 30 học viên là viên chức kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ nông nghiệp và nông dân tại các huyện Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần.
Ngành đào tạo: KHUYẾN NÔNG LÂM
Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo: 2 năm
I. Giới thiệu và mô tả chương trình
Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp ngành Khuyến Nông Lâm được thiết kế để đào tạo người học trở thành cán bộ kỹ thuật Khuyến Nông Lâm trình độ trung cấp chuyên nghiệp, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các qui định tại nơi làm việc, có sức khỏe để có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung khóa học bao gồm những kiến thức cơ bản về sinh thái, môi trường, bảo vệ động thực vật, cây trồng, vật nuôi nông lâm nghiệp, nông lâm kết hợp và nghiệp vụ khuyến nông lâm; Đồng thời người học cũng được trang bị những kiến thức về chính trị, tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, pháp luật, giáo dục quốc phòng - an ninh.
Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng Trung cấp chuyên nghiệp ngành Khuyến Nông Lâm, có khả năng chuyển giao kỹ thuật và đảm nhận được nhiệm vụ xây dựng, tuyên truyền vận động về công tác khuyến nông lâm tại nông trường, hợp tác xã nông nghiệp, trang trại, công ty kinh doanh và doanh nghiệp nông lâm nghiệp ở mức độ vừa và nhỏ và có khả năng làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến khuyến nông lâm.
Sau khi học xong chương trình, người học có khả năng:
- Trình bày được những kiến thức cơ sở và chuyên môn về sinh thái môi trường, cây trồng, vật nuôi nông lâm nghiệp, bảo vệ động thực vật, nông lâm kết hợp.
- Vận dụng được các phương pháp và nghiệp vụ khuyến nông lâm vào các mô hình kinh tế hộ gia đình, trang trại, công ty hoặc doanh nghiệp kinh doanh nông lâm nghiệp.
- Sử dụng linh hoạt các phương pháp và nghiệp vụ khuyến nông, khuyến lâm trong việc tổ chức vận động người dân áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp kinh doanh nông lâm nghiệp bền vững;
- Vận dụng kiến thức về sinh thái, môi trường, cây trồng, vật nuôi, nông lâm kết hợp áp dụng phù hợp với các vùng miền;
- Tổ chức xây dựng được các mô hình nông lâm kết hợp và đánh giá hiệu quả mô hình;
- Thực hiện được kỹ thuật cơ bản sản xuất giống, chăm sóc cây trồng nông, lâm nghiệp và chăn nuôi thú y.
3. Về thái độ và đạo đức nghề nghiệp
- Có phẩm chất đạo đức tốt, gần gũi với người dân, tôn trọng pháp luật và các qui định tại nơi làm việc.
- Có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, sẵn sàng đảm nhận các công việc được giao ở các hợp tác xã nông nghiệp, nông trường, trang trại, doanh nghiệp tư nhân, công ty kinh doanh, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Có ý thức cập nhật và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào lĩnh vực sản xuất của ngành nhằm tạo ra năng suất và các sản phẩm có chất lượng, có giá trị kinh tế cho xã hội.
III. Khung chương trình đào tạo
1. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo
Tổng khối lượng chương trình
2. Các học phần của chương trình
Học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần)
Giáo dục Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Học phần tự chọn (chọn 2 trong 3 học phần)
Kỹ thuật trồng cây hoa, cây cảnh
Sơ chế và bảo quản nông lâm sản
Lý thuyết tổng hợp (gồm các nội dung):
- Cây trồng, vật nuôi nông lâm nghiệp
Thực hành nghề nghiệp (gồm các học phần):
V. Mô tả nội dung các học phần cơ sở và chuyên môn
Học phần này cung cấp cho người học những đặc trưng cơ bản của xã hội nông thôn trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Sau khi hoàn thành học phần, người học trình bày được những đặc trưng cơ bản của xã hội nông thôn để thực hiện công tác khuyến nông lâm phù hợp với các vùng miền khác nhau.
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về tâm lý học, một số phương pháp cơ bản về nghiên cứu tâm lý người nông dân.
Sau khi hoàn thành học phần, người học có khả năng hiểu được diễn biến tâm lý xã hội ở nông thôn Việt Nam; những biểu hiện tâm lý của người nông dân; những vấn đề cần chú ý trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và khuyến khích người dân áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật về nông lâm nghiệp.
Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về sự hình thành và diễn biến của thời tiết, khí hậu.
Sau khi hoàn thành học phần, người học biết cách vận dụng đặc điểm thời tiết, khí hậu vùng miền để bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp và dự phòng biện pháp khắc phục giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất, kinh doanh.
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức về thành phần và quá trình vận động của hệ sinh thái; tính chất đặc thù của hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái rừng; về tài nguyên môi trường, ý nghĩa của tài nguyên môi trường đối với cuộc sống con người.
Sau khi hoàn thành học phần, người học phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái rừng; ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Học phần này cung cấp cho người học kiến thức cơ bản của các loại đất sản xuất chính và hướng sử dụng các loại đất sản xuất chính ở Việt Nam, các tính chất lý hóa trong đất tác động đến cây trồng; các loại phân bón và cách sử dụng các loại phân bón.
Sau khi hoàn thành học phần, người học có khả năng nhận biết mỗi loại đất trồng chỉ phù hợp với một số loại cây trồng nhất định. Cách bảo quản, chế biến và sử dụng một số loại phân hữu cơ, đồng thời biết sử dụng các loại phân hóa học và phân vi sinh trong sản xuất nông lâm nghiệp.
Học phần này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức chung nhất về các hoạt động sống của cơ thể thực vật, một số chức năng sinh lý của cây trồng.
Sau khi hoàn thành học phần, người học hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sống của thực vật; mối liên hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể thực vật với môi trường và giữa chúng với nhau, qua đó có biện pháp kỹ thuật tác động vào việc chăm sóc cây trồng.
Học phần này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức chung nhất về các hoạt động sống của cơ thể động vật, một số chức năng sinh lý của các loài vật nuôi.
Sau khi hoàn thành học phần, người học hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sống của động vật; mối liên hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể động vật với môi trường và giữa chúng với nhau, qua đó có biện pháp kỹ thuật tác động vào việc chăm sóc, phát triển các loài vật nuôi.
Học phần này cung cấp cho người học về đặc điểm các loại giống cây trồng và những kiến thức cơ bản của quá trình chọn lọc, lai tạo, sản xuất giống cây trồng nông lâm nghiệp phổ biến hiện nay ở Việt Nam và nhập nội.
Sau khi hoàn thành học phần, người học xác định được các phương pháp cơ bản trong chọn tạo giống mới đang được áp dụng như chọn lọc, lai giống, chọn giống ưu thế lai, giống đa bội và giống đột biến gen; các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng giống.
Học phần này cung cấp cho người học về đặc điểm các loại giống vật nuôi phổ biến, những kiến thức cơ bản về chọn lọc, chọn phối giống, nhân giống và sự thích nghi của giống vật nuôi; Các biện pháp chống suy thoái giống và cách khắc phục.
Sau khi hoàn thành học phần, người học xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống vật nuôi, các yêu cầu, phương pháp chọn lọc và nhân giống vật nuôi.
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về sinh vật học côn trùng, bệnh cây; các pha phát dục của côn trùng, các tác nhân phát tán nguồn bệnh, các vấn đề liên quan đến sự phát sinh, phát triển yếu tố gây bệnh cây trồng; các phương pháp điều tra phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
Sau khi hoàn thành học phần, người học có khả năng xác định được yếu tố gây hại cây trồng và đưa ra các biện pháp thích hợp để phòng trừ và quản lý dịch hại tổng hợp có hiệu quả.
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về một số máy móc, thiết bị chủ yếu được sử dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp.
Sau khi hoàn thành học phần, người học trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số máy, thiết bị thông dụng dùng trong sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời có thể hướng dẫn nông dân vận hành, sửa chữa, chăm sóc, bảo dưỡng thông thường.
Học phần này cung cấp cho người học các phương pháp cơ bản về khuyến nông lâm.
Sau khi hoàn thành học phần, người học có khả năng vận dụng các phương pháp cơ bản về khuyến nông lâm để tiếp cận và chuyển giao kiến thức nông lâm nghiệp đến người dân.
Học phần này cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cơ bản về khuyến nông lâm.
Sau khi hoàn thành học phần, người học có khả năng vận dụng kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản về khuyến nông lâm để lập kế hoạch, tổ chức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp đến người dân.
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về giống cây lâm nghiệp; Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loài cây lâm nghiệp ở mỗi vùng sinh thái hiện nay.
Sau khi hoàn thành học phần, người học phân tích được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lâm nghiệp theo vùng sinh thái; Có khả năng chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loài cây lâm nghiệp chủ yếu ở mỗi vùng sinh thái cho người dân địa phương.
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loài cây công nghiệp ở các vùng sinh thái hiện nay ở Việt Nam.
Sau khi hoàn thành học phần, người học phân tích được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây công nghiệp phù hợp với môi trường sinh thái; Có khả năng chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loài cây công nghiệp chủ yếu ở mỗi vùng sinh thái cho người dân địa phương.
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về quy hoạch, thiết kế vườn cây ăn quả, xây dựng vườn ươm, nhân giống cây ăn quả, kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loài cây ăn quả chủ yếu.
Sau khi hoàn thành học phần, người học hiểu và thực hiện được quy hoạch, thiết kế vườn cây ăn quả; xây dựng vườn ươm, nhân giống, trồng và chăm sóc một số loài cây ăn quả chủ yếu phù hợp với vùng sinh thái đúng kỹ thuật.
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ thuật tiên tiến trong việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản lúa, ngô.
Sau khi hoàn thành học phần, người học phân tích được các yếu tố tác động đến từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa, ngô; Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để tối đa hóa năng suất, chất lượng cây trồng.
Học phần này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về kỹ thuật trồng, chăm sóc một số loại cây rau chủ yếu và ngành sản xuất rau an toàn.
Sau khi hoàn thành học phần, người học có những hiểu biết cơ bản về cây rau và ngành sản xuất rau; xác định được các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại; thu hoạch, bảo quản một số loại cây rau chủ yếu.
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
Sau khi hoàn thành học phần, người học có khả năng hướng dẫn nguời dân chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng ngừa và trị một số bệnh thường gặp ở một số loài gia súc, gia cầm.
Học phần này cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng cần thiết về sự đa dạng của các hệ thống nông lâm kết hợp hiện nay ở Việt Nam và của các nước trên thế giới đã áp dụng thành công ở Việt Nam.
Sau khi hoàn thành học phần, người học nêu được vai trò của mô hình nông lâm kết hợp trong phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn bền vững; có khả năng vận dụng, cải tiến để phát triển canh tác nông lâm kết hợp phù hợp với từng vùng sinh thái.
* Kỹ thuật trồng cây hoa, cây cảnh
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng một số loài cây hoa, cây cảnh chủ yếu.
Sau khi hoàn thành học phần người học có những hiểu biết cơ bản về cây hoa, cây cảnh; xác định được các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và phát triển cây hoa, cây cảnh.
* Sơ chế và bảo quản nông lâm sản
Học phần này cung cấp cho người học các phương pháp sơ chế, bảo quản giai đoạn đầu sau khi thu hoạch nông lâm sản.
Sau khi hoàn thành học phần, người học trình bày được các phương pháp sơ chế và bảo quản nông lâm sản; có biện pháp thích hợp để giảm thiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của nông lâm sản trong quá trình sơ chế và bảo quản.
* Quản lý kinh tế hộ, trang trại
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các phương pháp tổ chức quản lý quá trình sản xuất kinh doanh ở hộ - trang trại.
Sau khi hoàn thành học phần, người học có khả năng vừa làm cán bộ khuyến nông lâm để chuyển giao những kiến thức khoa học kỹ thuật, vừa là người có kiến thức về lĩnh vực quản lý kinh tế, giúp các chủ hộ - trang trại tổ chức quản lý quá trình sản xuất kinh doanh.
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng thực tế về cây trồng, vật nuôi nông lâm nghiệp, nông lâm kết hợp và nghiệp vụ khuyến nông lâm.
Sau khi thực tập, người học có khả năng kết hợp đồng thời kiến thức lý thuyết đã học, kiến thức tích lũy trong thực tập nghề nghiệp để áp dụng vào thực tiễn.
Các nội dung cụ thể về thực tập nghề nghiệp:
- Về đất và phân bón: Người học trực tiếp nhận biết các loại đất chính; các loại phân bón khác nhau: phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi sinh.
- Về cây công nghiệp: Người học tham quan, đánh giá một số mô hình trồng cây công nghiệp trên địa bàn; Thực hiện giâm hom một số loài cây công nghiệp; Thực hiện các nội dung kỹ thuật gây giống, trồng, chăm sóc một số loài cây công nghiệp phổ biến như cây lạc, cây đậu tương, cây chè, cây đậu xanh, cây cà phê.
- Về cây lâm nghiệp: Người học thực hiện các kỹ thuật trong sản xuất cây con, trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm một số loài cây lâm nghiệp chủ yếu (cây lấy gỗ, cây đặc sản) ở mỗi vùng sinh thái.
- Về cây ăn quả: Người học thực hiện quy hoạch, thiết kế vườn cây ăn quả, xây dựng vườn ươm cây ăn quả phù hợp với vùng sinh thái: như cây nhãn, cây hồng, cây dứa, cây xoài, cây chôm chôm, cây sầu riêng, cây thanh long, cây vú sữa, cây chuối; Thực hiện chiết cành và ghép cây.
- Về cây lương thực: Người học trực tiếp thực hiện các nội dung kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc lúa, ngô theo thời vụ.
- Về bảo vệ thực vật: Người học trực tiếp xác định một số sâu bệnh hại chính trên cây trồng nông lâm nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra biện pháp xử lý thích hợp; Theo dõi và điều tra ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến dịch hại và sức khỏe con người.
- Về chăn nuôi thú y: Người học thực hiện cách phối trộn khẩu phần thức ăn cho gia súc gia cầm; Thực hành phương pháp thụ tinh nhân tạo cho lợn; Điều tra, phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp cho gia súc, gia cầm.
- Về nông lâm kết hợp: Người học tham quan, khảo sát trang trại nông lâm nghiệp; Đánh giá ưu điểm, hạn chế của nông lâm kết hợp ở trang trại và đề xuất hoàn thiện các kỹ thuật đang được áp dụng.
- Về nghiệp vụ khuyến nông lâm: Người học thiết kế khung chương trình chuyển giao kiến thức cho nông dân; Xây dựng và trình bày một bài giảng về chuyển giao kiến thức; Lập kế hoạch khuyến nông khuyến lâm thôn bản; Trình bày một bài giảng về chuyển giao kiến thức cho cán bộ nhân viên một trang trại hoặc một doanh nghiệp kinh doanh nông lâm nghiệp.
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng thực tế ở một số mô hình sản xuất, kinh doanh thuộc ngành nông lâm nghiệp.
Sau khi thực tập tốt nghiệp, người học có khả năng vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện có hiệu quả nghiệp vụ khuyến nông lâm.
Trong quá trình phát triển, Bình Dương đã ưu tiên ngân sách đầu tư cho giáo dục từ việc quan tâm mở nhiều trường lớp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trang thiết bị dạy học, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho giáo viên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh…
CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI CỦA BÌNH DƯƠNG: CHẮP CÁNH NHỮNG ƯỚC MƠ
Nghị quyết 05/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh được ban hành đã thể hiện chính sách thu hút, quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương. Từ đây tỉnh đã thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào từ các tỉnh, thành về Bình Dương công tác, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ phát triển địa phương trong tình hình mới. Song song đó, tỉnh cũng đã thực hiện nhiều chính sách đổi mới, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện trao đổi, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ, lãnh đạo tại các quốc gia phát triển. Cùng với đó, Bình Dương cũng đã nhiều chính sách khuyến học, khuyến tài kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với học sinh, sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập và chăm lo cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Những suất học bổng tiếp sức đến trường, những phần quà đong đầy yêu thương được gửi trao đã tiếp thêm niềm tin, nghị lực, giúp các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn yên tâm, có điều kiện để học tập tốt hơn, động viên các em phấn đấu để xây dựng tương lai tươi sáng hơn.
Ông Nguyễn Văn Lợi cùng các vị lãnh đạo tỉnh trao tặng lẵng hoa chúc mừng, tặng bằng khen của UBND tỉnh và biểu trưng tuyên dương của Hội Khuyến học tỉnh cho tập thể Sở GD&ĐT
Lãnh đạo tỉnh trao bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học 2022 – 2023
Nhằm xây dựng nguồn lực ổn định cho công tác khuyến học, khuyến tài, Tỉnh ủy đã đồng ý chủ trương thành lập Quỹ Khuyến học, khuyến tài tỉnh tỉnh Bình Dương. Ngày 5 tháng 10 năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2469/ QĐ-UBND về việc cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ hoạt động của Quỹ.
Quỹ Khuyến học, khuyến tài tỉnh Bình Dương dự kiến được hình thành với quy mô 100 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và xã hội hóa. Quỹ hoạt động không vì lợi nhuận nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển giáo dục, khuyến học, khuyến tài trên địa bàn tỉnh; đồng thời tuyên dương, tài trợ, hỗ trợ cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên, trí thức trên địa bàn tỉnh đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong công tác, lao động, học tập; các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các mô hình tiêu biểu trong học tập cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
QUỸ KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI TỈNH BÌNH DƯƠNG - NƠI ƯƠM MẦM TÀI NĂNG
Ngay khi thành lập, Quỹ Khuyến học, khuyến tài của tỉnh đã xét chọn, tuyên dương nhiều điển hình xuất sắc, có thành tích đặc biệt nổi bật, tạo động lực, bệ phóng cho các em học có cơ hội “chạm tay" vào ước mơ vươn ra thế giới…
Điển hình như em Biện Nguyễn Bảo Ngọc – học sinh lớp 10A13 Trường THTP Trịnh Hoài Đức, TP. Thuận An đã được thầy cô động viên phát triển năng lực ngôn ngữ, từ đó bản thân em có cơ hội tỏa sáng khi tham gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU.
Ngay từ khi còn nhỏ, Bảo Ngọc đã có niềm đam mê rất lớn đối với môn Ngữ Văn. Hằng ngày, em đều dành thời gian đọc sách nên có thể tự tìm hiểu tích lũy được nhiều kiến thức quý báu. 9 năm liền em đạt thành tích học tập xuất sắc, là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và luôn tham gia tích cực những hoạt động ngoại khóa do trường và các ngành tổ chức. Và cuộc thi viết thư quốc tế UPU Việt Nam là một sân chơi rất ý nghĩa dành cho mọi trẻ em Việt Nam có thể tự do trình bày những cảm xúc, suy nghĩ và ước mơ của mình đối với mọi người.
Một điển hình tiêu biểu khác không thể không nhắc đến là Em Vương Hiểu Nghi - Thủ khoa Kỳ thi lớp 6 tạo nguồn Trường tiểu học Trần Quốc Toản – thành phố Thuận An năm học 2023 – 2024. Vượt qua 2.246 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi lớp 6 tạo nguồn năm học 2023 – 2024 do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương tổ chức, em Vương Hiểu Nghi đã xuất sắc trở thành thủ khoa với số điểm 43,4; trong đó, môn Toán gần như tuyệt đối, đạt 9,75 điểm. Với thành tích xuất sắc đó, em Vương Hiểu Nghi đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen; Quỹ khuyến học, khuyến tài tỉnh tuyên dương và Trường THCS Trần Đại Nghĩa tặng giấy khen. Để có được thành tích học tập đó, em đã tự sắp xếp thời gian học tập hợp lý, khoa học để vừa đảm bảo thời gian học tập ở trường, vừa ôn luyện 3 môn thi tạo nguồn gồm: Ngữ Văn, Toán và Anh Văn. Đối với Hiểu Nghi, em học giỏi đều các môn, nhưng em thích nhất là môn Anh Văn. Em có một khả năng đặc biệt, một số kỹ năng học môn Anh Văn vượt xa tiêu chuẩn và vượt trội hơn so với các bạn đồng trang lứa. Chính vì vậy, trong kỳ thi tuyển sinh vừa rồi, em đã đạt được 9,9 điểm môn Anh Văn.
Ông Nguyễn Hoàng Thao trao tặng hoa chúc mừng thủ khoa các kỳ thi
Chính sự quan tâm, bồi dưỡng đúng mức, sự động viên, khen thưởng kịp thời của nhà trường, của các cấp, các ngành và nhất là sự đồng hành của Quỹ Khuyến học, khuyến tài chính là nguồn động lực lớn lao để các em HS –SV hôm nay ra sức phấn đấu, học tập, nghiên cứu để trở thành những công dân tiêu biểu, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đô thị thông minh Bình Dương ngày càng văn minh, hiện đại, nghĩa tình, đáng sống trong tương lai.
NỐI DÀI HẠNH PHÚC KHI ĐƯỢC ĐẾN TRƯỜNG !
Quan điểm và hành động của Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị trong tỉnh trong mỗi mùa tựu trường luôn là mong muốn thiết tha và quyết tâm hành động “không bỏ bất kỳ ai ở lại phía sau, không để bất kỳ học sinh có hoàn cảnh khó khăn nào không được đến trường"… và rất nhiều năm liền, dù phải đối mặt với vô số khó khăn do áp lực học sinh tăng cơ học trên 30 ngàn học sinh/ năm, nhưng tỉnh luôn nỗ lực đảm bảo điều kiện học tập cho các em, đặc biệt là huy động nhiều nguồn lực để thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài hỗ trợ kịp thời cho các em HS là con em lao động khó khăn, học sinh mồ côi cha/mẹ trong đại dịch Covid-19, học sinh khuyết tật khó khăn …
Quỹ khuyến học, khuyến tài ra đời càng dang rộng và “vươn" được cánh tay đến nhiều hơn các mảnh đời bất hạnh, các em học sinh có khiếm khuyết bẩm sinh, giúp các em nối dài ước mơ đến trường, viết tiếp cuộc đời đầy sắc màu hy vọng bằng nỗ lực và nghị lực phi thường…
Lúc chào đời đến với thế giới tươi đẹp này, không chỉ có em Tống Thiện Nhân khóc mà ba mẹ em cũng đau đớn tột cùng khi chứng kiến con trai mình không được lành lặn như bao đứa trẻ khác vì em không có hai chân. Cuộc sống ở quê Gia Lai quá cực khổ, cả nhà em dắt díu nhau xuống Bình Dương thuê căn nhà= trọ để sinh sống. Căn nhà trọ tuềnh toàng, không vật dụng gì đáng giá. Mẹ em làm công nhân; cha buôn bán nhỏ, bữa được bữa không, thu nhập bấp bênh. Cái nghèo khó, bất hạnh dường như luôn hiện hữu trong căn nhà cũ của gia đình em. Nghịch cảnh là vậy, nhưng ba mẹ đã dành tình yêu thương trọn vẹn cho cậu con trai không may mắn như bao đứa trẻ khác… Ước mơ đến trường của em cũng đã làm vơi đi những nỗi buồn của cha mẹ em. Dưới mái Trường tiểu học Tân Hưng – huyện Bàu Bàng em được học con chữ vỡ lòng, được vui chơi cùng bạn bè, hòa nhập vào cuộc sống đời thường… Không có hai chân, ở nhà có ba mẹ ẵm bồng; còn đến lớp mọi sinh hoạt, đi lại của em đã có một người bạn cùng lớp cõng trên lưng. Người bạn đã cõng em vào lớp, cõng em đi ăn, cõng em đi chơi…Ngày qua ngày, Thiện Nhân lớn lên trong vòng tay yêu thương của ba mẹ, thầy cô và bạn bè. Tình yêu thương đó là động lực, là niềm vui để em quên đi cơ thể mình thật sự khác biệt so với các bạn. Em còn quá nhỏ để hiểu hết được những bất hạnh của cuộc đời mình. Thế nhưng, những kỷ niệm, tình yêu thương khi được cắp sách đến trường và tình cảm của người bạn hằng ngày cõng mình trên lưng sẽ là hành trang quý giá, là sức mạnh để Thiên Nhân mai sau cố gắng học hành, trở thành một người công dân có ích cho xã hội.
Đó chỉ là đơn cử trong rất nhiều hoàn cảnh học sinh khó khăn, khuyết tật nhưng giàu nghị lực, quyết tâm mà chúng tôi đề cập đến. Thấu hiểu được nỗi vất vả của các em, các cấp, các ngành và các nhà hảo tâm sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ giúp các em ổn định cuộc sống, an tâm học hành và viết tiếp những ước mơ của cuộc đời mình.
Phát huy những kết quả đã đạt được, bên cạnh tỉnh các chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục, việc thành lập Quỹ khuyến học – khuyến tài nhằm hỗ trợ cho những sinh viên, học sinh có thành xuất sắc, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo tiền đề thuận lợi để phát triển các mô hình xây dựng xã hội học tập, phát triển các mô hình nghiên cứu khoa học… có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trong việc xây dựng Bình Dương ngày càng phát triển mà còn xây dựng Bình Dương trở thành trung tâm học tập, trung tâm khuyến học, khuyến tài của vùng và cả nước.
Bà Trương Thị Bích Hạnh, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học tỉnh trao biểu trưng tuyên dương của Hội Khuyến học tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc
Bình Dương ngày nay đã được xem là quê hương thứ 2 của nhiều người dân các vùng miền trong cả nước… Tô điểm cho truyền thống hiếu học, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái; công tác khuyến học, khuyến tài đang được quan tâm đúng mức đã và đang trở thành nguồn động lực mạnh mẽ tiếp sức cho các em HS- SV là con em của người lao động, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vững bước đến trường…
Hy vọng, những “bông hoa nhỏ" mang trong tim những tình cảm, sự sẻ chia hôm nay sẽ trở thành sức mạnh, nghị lực vượt khó để đáp đền “nghĩa tình" của Bình Dương bằng tri thức, niềm tin và hoài bão kiến tạo tương lai!
Wir verwenden Cookies und Daten, um
Wenn Sie „Alle akzeptieren“ auswählen, verwenden wir Cookies und Daten auch, um
Wenn Sie „Alle ablehnen“ auswählen, verwenden wir Cookies nicht für diese zusätzlichen Zwecke.
Nicht personalisierte Inhalte und Werbung werden u. a. von Inhalten, die Sie sich gerade ansehen, und Ihrem Standort beeinflusst (welche Werbung Sie sehen, basiert auf Ihrem ungefähren Standort). Personalisierte Inhalte und Werbung können auch Videoempfehlungen, eine individuelle YouTube-Startseite und individuelle Werbung enthalten, die auf früheren Aktivitäten wie auf YouTube angesehenen Videos und Suchanfragen auf YouTube beruhen. Sofern relevant, verwenden wir Cookies und Daten außerdem, um Inhalte und Werbung altersgerecht zu gestalten.
Wählen Sie „Weitere Optionen“ aus, um sich zusätzliche Informationen anzusehen, einschließlich Details zum Verwalten Ihrer Datenschutzeinstellungen. Sie können auch jederzeit g.co/privacytools besuchen.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội với trọng trách, sứ mệnh đặc biệt cao cả: liên kết các tổ chức, lực lượng xã hội triển khai hoạt động khuyến học, khuyến tài, thúc đẩy phong trào học tập suốt đời trong nhân dân - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Hội Khuyến học Việt Nam có trọng trách, sứ mệnh đặc biệt cao cả là liên kết các tổ chức, các lực lượng xã hội triển khai các hoạt động khuyến học, khuyến tài, thúc đẩy phong trào học tập suốt đời trong nhân dân.
Mạng lưới tổ chức khuyến học đã được hình thành, lớn mạnh, xuyên suốt từ Trung ương tới cấp cơ sở, bước đầu có mặt trong các cơ quan thuộc lực lượng vũ trang.
Hiện các cấp hội khuyến học có 23 triệu cán bộ, hội viên, đang sinh hoạt trong khoảng 140.000 chi hội và 125.000 ban khuyến học.