Trong hành trình sang Mỹ định cư, không ít khách hàng của chúng tôi có nhu cầu tìm hiểu về bảo lãnh đi Mỹ theo diện anh chị em (đặc biệt là theo diện F4). Câu hỏi “bảo lãnh diện F4 mất bao lâu” luôn là trăn trở đối với nhiều người.
Trong hành trình sang Mỹ định cư, không ít khách hàng của chúng tôi có nhu cầu tìm hiểu về bảo lãnh đi Mỹ theo diện anh chị em (đặc biệt là theo diện F4). Câu hỏi “bảo lãnh diện F4 mất bao lâu” luôn là trăn trở đối với nhiều người.
Sau khi hoàn tất quá trình nộp hồ sơ và chờ đợi, bước tiếp theo trong quá trình bảo lãnh diện F4 là phỏng vấn visa. Buổi phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ là bước quan trọng quyết định việc bạn có được cấp visa để sang Mỹ hay không. Dưới đây là thông tin về lịch phỏng vấn và các bước chuẩn bị cần thiết:
Thông báo lịch phỏng vấn: Khi hồ sơ của bạn được chấp nhận và visa trở nên khả dụng, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) sẽ gửi thông báo lịch phỏng vấn qua email hoặc thư. Thông báo này sẽ bao gồm ngày, giờ, và địa điểm phỏng vấn, cùng với các hướng dẫn chi tiết về những giấy tờ cần mang theo.
Kiểm tra Lịch Chiếu Khán (Visa Bulletin): Để biết được khi nào đến lượt phỏng vấn, bạn cần thường xuyên theo dõi Lịch Chiếu Khán (Visa Bulletin) hàng tháng do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố. Đây là cách để xác định khi nào hồ sơ của bạn đến lượt xử lý và được xếp lịch phỏng vấn.
Bảo lãnh anh chị em sang Mỹ là một trong những hình thức bảo lãnh gia đình, được chính phủ Hoa Kỳ áp dụng nhằm giúp các gia đình đoàn tụ.
Theo diện F4, công dân Mỹ có thể bảo lãnh anh chị em ruột của mình, bao gồm cả vợ/chồng và con cái phụ thuộc, sang Mỹ định cư. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi người bảo lãnh phải đáp ứng nhiều điều kiện cụ thể và thường kéo dài do sự cạnh tranh về số lượng visa mỗi năm.
Diện bảo lãnh anh chị em sang Mỹ thuộc nhóm ưu tiên thấp nhất trong các diện bảo lãnh gia đình, do đó, thời gian chờ đợi có thể khá lâu, thường từ 10 đến 14 năm hoặc hơn, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi hồ sơ. Việc nắm rõ quy trình và chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ đầu sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội thành công trong quá trình bảo lãnh.
Visa F4 là loại thị thực được cấp theo diện bảo lãnh gia đình, cho phép công dân Hoa Kỳ bảo lãnh anh chị em ruột của mình sang Mỹ định cư. Diện F4 thuộc nhóm ưu tiên thứ tư trong hệ thống thị thực nhập cư theo diện gia đình. Những người được cấp visa F4 có thể đưa theo vợ/chồng và con cái dưới 21 tuổi của họ để cùng đến Mỹ sinh sống và làm việc.
Visa F4 là một trong những con đường phổ biến để các gia đình được đoàn tụ tại Hoa Kỳ, tuy nhiên, quá trình xin visa này thường kéo dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn, cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Sau khi tiếp nhận đơn I-130, USCIS sẽ bắt đầu quá trình xét duyệt hồ sơ. Quá trình này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, tùy thuộc vào khối lượng hồ sơ đang chờ xử lý và các yếu tố khác. Trong quá trình này, nếu hồ sơ cần bổ sung thêm thông tin hoặc tài liệu, USCIS sẽ gửi yêu cầu để bạn cung cấp.
Khi hồ sơ bảo lãnh được USCIS chấp thuận, nó sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) để tiếp tục xử lý. Tại đây, NVC sẽ cấp một số mã hồ sơ và hướng dẫn bạn chuẩn bị các tài liệu cần thiết khác, bao gồm bằng chứng tài chính (Form I-864) và đơn xin visa (DS-260).
Theo Luật Di trú Hoa Kỳ, công dân Mỹ và thường trú nhân (thẻ xanh Mỹ) có quyền nộp đơn bảo lãnh cho một số thành viên thân thiết trong gia đình đến Mỹ định cư. Tuy nhiên, chương trình bảo lãnh này có những hạn chế nhất định về đối tượng được bảo lãnh.
Bạn chỉ có thể bảo lãnh người thân trong gia đình được liệt kê trong bảng dưới đây:
Quy trình bảo lãnh người thân sang Mỹ có thể khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ gia đình giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh. Tuy nhiên, nhìn chung, các bước cơ bản trong thủ tục bảo lãnh bao gồm:
Xác định mối quan hệ gia đình giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh. Mỗi diện bảo lãnh có những yêu cầu và quy định riêng về điều kiện của người bảo lãnh và người được bảo lãnh.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ bảo lãnh
Người bảo lãnh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của diện bảo lãnh đã chọn. Hồ sơ thường bao gồm: Mẫu đơn I-130, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người bảo lãnh, giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình, bằng chứng về khả năng tài chính của người bảo lãnh. Thêm vào đó là các tài liệu bổ sung khác theo yêu cầu của diện bảo lãnh mà người bảo lãnh chọn.
Người bảo lãnh nộp mẫu đơn I-130 cùng với các hồ sơ cần thiết đến Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS). Tại đây, USCIS sẽ xem xét hồ sơ và đưa ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối đơn I-130.
Nếu USCIS chấp thuận đơn I-130, người được bảo lãnh sẽ được triệu tập phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước sở tại.Trong buổi phỏng vấn, người được bảo lãnh sẽ được hỏi về mối quan hệ với người bảo lãnh, kế hoạch định cư tại Mỹ và các vấn đề khác liên quan đến hồ sơ.
Nếu người được bảo lãnh vượt qua phỏng vấn, họ sẽ được cấp visa định cư và có thể nhập cảnh vào Mỹ. Sau khi nhập cảnh, người được bảo lãnh sẽ được cấp thẻ xanh và cho phép họ sinh sống, làm việc hợp pháp tại Mỹ.
Lưu ý rằng: Những người được bảo lãnh đi Mỹ sẽ không được phép nhập cảnh vào Mỹ kể cả khi đơn I-130 được chấp thuận. Người được bảo lãnh được phép nhập cảnh vào Mỹ chỉ khi nhận được thị thực.
Việc bảo lãnh người thân sang Mỹ định cư sẽ rất phức tạp và đòi hỏi nhiều điều kiện khắc khe. Vì vậy, Trang visa sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về điều kiện bảo lãnh của từng đối tượng.
Công dân Mỹ muốn bảo lãnh vợ/chồng định cư theo diện thẻ xanh cần xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng minh mối quan hệ vợ chồng và tình trạng hôn nhân hợp pháp. Cụ thể, USCIS (Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ) yêu cầu các tài liệu sau:
Xem thêm: Visa CR1/IR1 là gì – thủ tục xin như thế nào
Theo quy định hiện hành của Luật Di trú Hoa Kỳ, chỉ công dân Mỹ từ 21 tuổi trở lên mới được phép nộp đơn bảo lãnh cho cha mẹ mình định cư theo diện thẻ xanh Mỹ. Ngoài mẫu đơn USCIS để bảo lãnh cha mẹ thì bạn cần phải nộp lại các hồ sơ sau:
Công dân Mỹ có thể nộp đơn bảo lãnh con cái (con ruột, con nuôi hoặc con riêng của vợ/chồng) định cư thường trú tại Mỹ theo diện thẻ xanh. Tuy nhiên, điều kiện và hồ sơ yêu cầu sẽ khác biệt phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân và độ tuổi của người con được bảo lãnh. Để bảo lãnh con cái định cư tại Mỹ, bạn phải cung cấp các hồ sơ sau:
Xem thêm: Bảo lãnh con cái sang Mỹ với visa IR2
Để bảo lãnh anh chị em ruột của bạn nhận thẻ xanh, bạn cần phải là công dân Mỹ và đủ 21 tuổi trở lên và điều kiện, hồ sơ cũng tương tự như các yêu cầu đối với việc bảo lãnh cha mẹ. Điều quan trọng cần lưu ý là bạn không chỉ có thể bảo lãnh anh chị em ruột cùng huyết thống mà còn có thể bảo lãnh cả anh chị em nuôi hoặc anh chị em khác cha mẹ do bố mẹ nuôi sinh ra.
Thủ tục bảo lãnh thân nhân đi Mỹ là một quy trình rắc rắc và tốn nhiều thời gian để xét duyệt hồ sơ. Thời gian xét duyệt để được chấp thuận thẻ xanh (thẻ thường trú nhân) phụ thuộc đáng kể vào diện bảo lãnh (loại visa định cư theo diện đoàn tụ).
Đối với thân nhân trực hệ (Immediate Relatives): Thân nhân trực hệ của công dân Mỹ (vợ/chồng, con ruột dưới 21 tuổi, cha mẹ ruột) được miễn thời gian chờ xét duyệt. Hồ sơ của họ sẽ được Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) cùng Bộ Ngoại giao Mỹ ưu tiên xử lý, đảm bảo thời gian xét duyệt nhanh chóng.
Đối với thân nhân ưu tiên (Preference Relatives): Sẽ mất vài năm để được cấp thẻ xanh. Ngoài ra thời gian nhanh hay lâu còn phụ thuộc vào quy định về hạn mức visa định cư theo diện đoàn tụ được phân bổ hàng năm cho từng quốc gia. Do đó, công dân từ một số quốc gia có tỷ lệ nộp đơn bảo lãnh cao (chẳng hạn như Ấn Độ, Mexico, Trung Quốc và Philippines) thường phải trải qua thời gian xét duyệt lâu hơn so với các quốc gia khác.
Hàng năm, Mỹ có hạn mức cho việc cấp thẻ xanh. Vì vậy, nếu USCIS đã nhận quá nhiều đơn xin bảo lãnh cấp thẻ xanh thì đây sẽ là yếu tố cho việc đơn xin bảo lãnh của bạn bị trì hoãn. Việc này sẽ khó dự đoán được chính xác cụ thể thời gian xét duyệt đơn bảo lãnh người thân đi Mỹ mất bao lâu. Nhưng theo nguyên tắc thì người thuộc diện ưu tiên cao sẽ được xét duyệt nhanh chóng hơn.
Để hiểu rõ hơn về thời gian xét duyệt lấy thẻ xanh Mỹ diện đoàn tụ, bạn hãy tham khảo bảng thời gian xét duyệt trung bình lấy thẻ xanh Mỹ tính đến tháng 1 năm 2024:
Mặc dù không có thông tin chính xác cụ thể về đơn xin bảo lãnh sẽ mất bao lâu để được xét duyệt. Nhưng nhìn chung, để bảo lãnh anh chị em lấy thẻ xanh sẽ là lâu nhất.